Đề tham khảo HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đề số 4)

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN                                                                     ĐỀ THAM KHẢO HỌC KÌ 2

                                                                                                                          NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                                            MÔN: NGỮ VĂN 10

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Đại đa số người sở dĩ thất bại, chỉ là bởi không nguyện ý nhẫn nại thêm một lần nữa, kết quả lại là, chính ngay cái thời khắc thành công gần kề đó, bản thân lại đầu hàng chính mình. Thất bại là cơ hội và kinh nghiệm không ngừng tích lũy cho thành công sau này, nếu như từ bỏ nỗ lực phấn đấu, đó mới là thất bại thật sự.

Có nhiều người lâm vào cảnh suy sụp sau khi gặp thất bại, cũng có không ít người đã đánh mất bản thân khi không gặt hái được thành công, song lại có nhiều người thất bại cả nghìn lần nhưng vẫn miệt mài làm lại, để rồi trở thành người nổi tiếng.

Churchill từng bị đúp năm lớp 6. Ông cũng bị đánh bại ở tất cả các vị trí trong những cơ quan chính phủ mà ông xin vào. Tuy nhiên, tới năm 62 tuổi, Churchill đã trở thành Thủ tướng Anh. Ông tự nhận mình là “một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội” và “một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn”.

Edison – nhà phát minh đại tài đã làm hơn 1.200 lần thí nghiệm, mới khiến cho dây tóc bóng đèn lóe sáng được 5 giây. Một phóng viên trẻ tuổi đã từng hỏi ông cảm tưởng về 1.200 lần thất bại đó, ông thản nhiên trả lời rằng: “Tôi vốn chưa từng thất bại lần nào cả, tôi phát minh ra bóng đèn điện, mà toàn bộ quá trình vừa khéo là cần hơn 1.200 bước đi”.

                                                     (Quang Minh- Con đường đi đến thành công)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, vì sao lại có nhiều người thất bại  trong cuộc sống? (0,5 điểm)

Câu 3: Muốn gặt hái được thành công, con người cần có những phẩm chất nào?(1,0 điểm)

Câu 4: Nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về câu nói của Churchill:“một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội” và “một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn”.?(1,0 điểm)

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn đoạn thơ sau:

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
      Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim
 Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

                            (Trích Truyện Kiều –Nguyễn Du)

...........HẾT.........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU:(3 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2:

Vì : thiếu sự nhẫn nại, đánh mất bản thân, từ bỏ sự nỗ lực.

Câu 3:

Muốn thành công, cần có những phẩm chất: lòng kiên nhẫn, bản lĩnh, ý chí, nghị lực vượt khó, niềm tin lạc quan…

Câu 4:

Cuộc sống luôn đặt ra những khó khăn thử thách nên con người cần phải đối mặt và biến nó thành những cơ hội để rèn luyện ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự thông minh… Đó là điểm khác biệt giữa người bi quan và người lạc quan. Hãy là người lạc quan, vì trong cuộc sống không phải lúc nào con đường đi đến thành công cũng trải đầy hoa hồng.

II. LÀM VĂN (7 điểm):

Phân tích đoạn trích

Giới thiệu ngắn gọn, khái quát, tiêu biểu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

Nội dung:

  • Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
  • Lời lẽ xưng hô trang trọng, vừa như nhờ cậy vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”
  • Nhắc nhớ mối tình của mình với chàng Kim thắm thiết nhưng mong manh, nhanh tan vỡ.
  • Đưa ra mối quan hệ ruột thịt, máu mủ thiêng liêng để thuyết phục Vân.
  • Kiều trao duyên cho em.
    • Trao lời tha thiết, tâm huyết.
    • Trao kỉ vật lại dùng dằng, nửa trao nửa níu.
  • Nghệ thuật:
    • Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật.
    • Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật.
  • Đánh giá chung về  giá trị của Truyện Kiều, đoạn trích ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt, Nguyễn Du  đã ca ngợi vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ và sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề tham khảo HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đề số 4). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

Đề tham khảo HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Quý Đôn (Đề số 2)

Đề kiểm tra  năm 2020 môn Ngữ Văn 10  - Trường THPT Tân Lang

                                                                                 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?