SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT NĂNG KHIẾU TDTT H.BC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2018-2019
MÔN SINH – KHỐI 10
Thời gian làm bài : 45 phút
Câu 1. So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân I (2,5 điểm)
Câu 2. Đặc điểm diễn biến của một kỳ giảm phân I như sau:
- Có sự tiếp hợp (bắt đôi) của các NST kép theo từng cặp tương đồng
- Sau khi tiếp hợp NST dần co xoắn lại
- Thoi phân bào hình thành
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
Những đặc điểm diễn biến trên thuộc kỳ nào của Giảm phân I? Hiện tượng các NST bắt đôi trong các cặp tương đồng có ý nghĩa gì trong di truyền? (1,5 điểm)
Câu 3. Khi rửa tay, rửa chén người ta thường dùng xà phòng để rửa, xà phòng có thể loại bỏ được vi sinh vật, vậy có thể coi xà phòng là chất diệt khuẩn không? Tương tự khi rửa rau sống người ta thường ngâm rau sống trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 - 10 phút để làm gì? (1,5 điểm)
Câu 4. Đặc điểm của virút khác với các nhóm vi sinh vật khác? (2 điểm)
Câu 5. Nêu đặc điểm của pha lũy thừa và pha cân bằng của quá trình nuôi cấy không liên tục? Sau pha lũy thừa, sẽ xuất hiện pha gì, tại sao lại xuất hiện pha này trong nuôi cấy không liên tục? (2,5 điểm)
...Hết...
Họ tên HS :…….........……………………..... Số báo danh :………….... Lớp :……..
Câu hỏi | Đáp án | Thang điểm | ||||
Câu 1. So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân I (2,5 điểm) | - Giống nhau: + Đều nhân đôi ADN trước khi vào phân bào + Đều phân thành 4 kỳ (đầu, giữa, sau và cuối) + Đều có sự phân đều mỗi loại NST về các tế bào con + Màng nhân và nhân con biến mất đến gần cuối, hình thành thoi vô sắc - Khác nhau
|
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ
0,5đ
0,5đ 0,5đ | ||||
Câu 2. Những đặc điểm diễn biến trên thuộc kỳ nào của Giảm phân I? Hiện tượng các NST bắt đôi trong các cặp tương đồng có ý nghĩa gì trong di truyền? (1,5 điểm) | - Những đặc điểm này thuộc kỳ đầu của giảm phân I - Hiện tượng bắt đôi trong các cặp NST tương đồng của kỳ đầu của giảm phân I có ý nghĩa: + Xảy ra trao đổi chéo làm tăng biến dị tổ hợp + Khi NST phân ly làm giảm số lượng NST đi một nữa | 0,5 đ
0,5 đ 0,5đ | ||||
Câu 3. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? Khi rửa rau sống người ta thường ngâm rau sống trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 - 10 phút để làm gì? (1,5 điểm) | -Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại vi khuẩn vì xà phòng tạo bọt, khi rửa vi khuẩn trôi đi cùng với bọt xà phòng
- Ngâm rau trong nước muối pha loãng 5-10 phút để gây co nguyên sinh, vi sinh vật không thể phân chia được. - Ngâm rau trong thuốc tím pha loãng, thuốc tím có tác dụng oxi hóa rất mạnh. | 0,5đ
0,5đ
0,5đ | ||||
Câu 4. Đặc điểm của virút khác với các nhóm vi sinh vật khác? (2 điểm)
| - Kích thước siêu nhỏ, không có cấu tạo tế bào. - Chỉ chứa một loại axit nucleic (ADN hoặc ARN) - Sống kí sinh bắt buột. - Không có: hệ thống sinh tổng hợp prôtêin, hệ thống biến dưỡng (không phân hủy thức ăn để tạo ATP). - Không sinh trưởng cá thể. - Không sinh sản như cơ thể có cấu tạo tế bào. - Không mẫm cảm với chất kháng sinh. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ
0,25đ 0,25đ 0,25đ | ||||
{-- Nội dung đáp án và biểu điểm câu 5 của Đề kiểm tra HK2 môn Sinh lớp 10 năm 2019 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --} |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !