SỞ GD & ĐT ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT KRÔNG ANA Họ và tên:……………………. Lớp :…………………. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN : CÔNG NGHỆ 10 Thời gian làm bài : 45 phút (kể cả thời gian phát đề) |
Mã đề 001 |
Câu 1. Bón vôi cho đất mặn có tác dụng:
A. Làm cho đất tơi xốp. B. Làm giảm độ chua.
C. Tăng cường chất hưu cơ cho đất. D. Đẩy Na+ ra khỏi bề mặt keo đất.
Câu 2. Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:
A. Thí nghiệm so sánh giống.
B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
D. Không cần thí nghiệm.
Câu 3. Phản ứng chua của đất được đo bằng trị số pH, nếu:
A. pH < 7 , đất kiềm. B. pH < 7 , đất trung tính.
C. pH < 7 , đất chua. D. pH > 7 , đất chua.
Câu 4. Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét:
A. 50% - 60%. B. 45% - 50%.
C. 30% - 40%. D. 40% - 50%.
Câu 5. Keo dương là keo:
A. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.
B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.
C. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm.
D. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương.
Câu 6. Nội dung của thí nghiệm so sánh là:
A. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.
B. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.
C. Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.
D. Bố trí thí nghiệm trên diên rộng
Câu 7. Đất mặn là đất có chứa nhiều:
A. Bazơ. B. NaCl, Na2SO4.
C. H2SO4. D. Chất hữu cơ.
Câu 8. Khảo nghiệm giống cây trồng được tiến hành ở:
A. nhiều vùng sinh thái khác nhau. B. 2 vùng sinh thái.
C. một vùng sinh thái. D. 3 vùng sinh thái.
Câu 9. Nguyên nhân chính gây xói mòn là:
A. Do canh tác lạc hậu.
B. Do mưa lớn và địa hình dốc.
C. Do đất có nhiều cát sỏi.
D. Do kết cấu của đất kém.
Câu 10. Keo đất là những phần tử nhỏ có kích thước từ 1 đến 200 m mỗi hạt có một nhân và có đặc điểm:
A. Không hoà tan trong nước, ngoài nhân có 2 lớp điện tích trái dấu là lớp ion quyết định điện và lớp ion bù.
B. Hoà tan trong nước, lớp vỏ ngoài cùng mang điện tích dương.
C. Không hoà tan trong nước, ngoài nhân là 3 lớp ion có thể mang điện tích dương hoăc âm.
D. Hoà tan trong nước, lớp vỏ ngoài cùng mang điện tích âm.
Câu 11. Khả năng hấp phụ của đất là khả năng:
A. Giữ lại chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ như limon, sét nhưng không làm biến chất, hạn chế sự rửa trôi.
B. Giữ lại nước, ôxy do đó giữ lại được các chất hoà tan trong nước.
C. Giữ lại chất dinh dưỡng, các phần tử nhỏ, làm biến chất và hạn chế sự rửa trôi.
D. Giữ lại chất dinh dưỡng đảm bảo nước thoát nhanh chóng.
Câu 12. Nguyên nhân hình thành đất mặn là do:
A. Nước biển tràn vào và ảnh hưởng của nước ngầm. B. Bón nhiều phân hoá học.
C. Mưa lớn kèm theo muối. D. Canh tác lạc hậu.
Câu 13. Quy trình sản xuất giống cây trồng được xây dựng dựa vào:
A. phương thức sinh sản của cây trồng. B. điều kiện tự nhiên.
C. hình thức luân canh của từng vùng. D. điều kiện kinh tế.
Câu 14. Xói mòn đất thường xảy ra ở đâu?
A. Đồng bằng sông cửu long.
B. Đồng bằng ven biển.
C. Trung du va miền núi, nơi có địa hình dốc.
D. Đồng bằng sông hồng.
Câu 15. Biện pháp khắc phục quan trọng hàng đầu đối với đất xói mòn là:
A. Luân canh, xen canh gối vụ.
B. Trồng cây phủ xanh đất.
C. Bón vôi cải tạo đất.
D. Bón phân và làm đất hợp lí.
Câu 16. Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn?
A. Hai giai đoạn. B. Ba giai đoạn.
C. Một giai đoạn. D. Bốn giai đoạn.
Câu 17. Giống như thế nào thì được phép phổ biến trong sản xuất đại trà?
A. Giống Quốc Gia. B. Giống lai.
C. Giống thuần chủng. D. Giống nhập nội.
Câu 18. Trong thí nghiệm so sánh thì giống mới được bố trí so sánh với giống nào?
A. Giống mới khác. B. Giống thuần chủng.
C. Giống nhập nội. D. Giống phổ biến đại trà.
Câu 19. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định:
A. Năng suất,chất lượng. B. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón.
C. Khả năng thích nghi. D. Khả năng chống chịu.
Câu 20. Thí nghiệm so sánh nhằm mục đích:
A. Đề ra kĩ thuật canh tác giống mới. B. Xác định tính ưu việt của giống mới.
C. Đưa giống vào sản xuất đại trà D. Xác định tính ưu việt của giống đại trà.
Câu 21. Đất mặn ở nước ta phân bố nhiều ở:
A. Trung du miền núi phía bắc. B. Vùng đồng bằng ven biển.
C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 22. Đất nào sau đây không phải là đất chua?
A. Đất phù sa. B. Đất xám bạc màu.
C. Đất phèn. D. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.
Câu 23. Nội dung của thí nghiệm sản xuất quảng cáo là:
A. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống sản xuất đại trà.
B. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.
C. Bố trí thí nghiệm trên diên rộng, quảng cáo và tổ chức hội nghị đàu bờ.
D. Tổ chức hội nghị đầu bờ.
Câu 24. Loại đất nào sau đây cần phải cải tạo.
A. Đất phèn, đất mặn, đất xám bạc màu. B. Đất xám bạc màu, đất phù sa, đât phèn.
C. Đất phù sa. D. Đất mặn và đất phù sa sông hồng.
Câu 25. Loại phân nào sau đây dùng để bón lót là chính:
A. Phân NPK. B. Đạm.
C. Kali. D. Phân chuồng.
Câu 26. Chọn câu trả lời đúng:
A. Phân hoá học chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng thấp.
B. Phân hoá học chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao.
C. Phân hoá học dễ tan nên dùng để bón lót là chính.
D. Phân hoá học khó tan nên dùng bón lót là chính.
Câu 27. Loại phân nào sau dùng bón thúc là chính:
A. Đạm, kali. B. Phân lân. C. Phân chuồng. D. phân vi sinh vật.
Câu 28. Bón vôi cho đất phèn có tác dụng:
A. Bổ sung chất hữu cơ cho đất. B. Tăng chất dinh dưỡng cho đất.
C. Khử chua và làm giảm độc hại của nhôm. D. Khử mặn.
Câu 29. Đặc điểm của tế bào thực vật chuyên biệt là:
A. Có tính toàn năng, có khả năng phân chia vô tính.
B. Có tính toàn năng, đã phân hoá nhưng không mất khả năng biến đổi và có khả năng phản phân hoá.
C. Có tính toàn năng, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp sẽ phân hoá thành cơ quan.
D. Mang hệ gen giống nhau, có màng xellulô, có khả năng phân chia.
Câu 30. Trong các biện pháp cải tạo đất mặn sau, biện pháp nào không phù hợp:
A. Tháo nước rửa mặn. B. Bón vôi.
C. Lên liếp(làm luống) hạ thấp mương tiêu mặn. D. Đắp đê, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí.
Câu 31. Đất phèn có thành phần cơ giới nặng, đất rất chua và có:
A. pH > 7. B. pH < 7. C. pH > 4. D. pH < 4.
Câu 32. Nguyên nhân hình thành đất phèn là do:
A. Đất có nhiều H2SO4. B. Đất bị úng ngập.
C. Đất có nhiều muối. D. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.
Câu 33. Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần:
A. bón bổ sung chất hữu cơ. B. bón nhiều phân đạm, kali.
C. tháo nước để rửa mặn. D. trồng cây chịu mặn.
Câu 34. Phân hữu cơ có đặc điểm:
A. Khó hoà tan, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. B. Dễ hoà tan, có nhiều chất dinh dưỡng.
C. Khó hoà tan, có chứa nhiều chất dinh dưỡng. D. Dễ hoà tan, tỉ lệ dinh dưỡng thấp.
Câu 35. Thành phần chất hữu cơ trong đất gồm có:
A. khoáng. B. các sinh vật sống trong đất.
C. các chât dinh dưỡng như phốtpho, nitơ. D. xác động vật, thực vật, vi sinh vật chết.
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết giữa HK2 môn Công Nghệ 10 năm 2018-2019 trường THPT Krông Ana- Đăklak. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !