Đề luyện thi phản ứng oxi hóa khử

Đề luyện thi phản ứng oxi hóa khử Hóa học 10

Câu 1.  Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng:  
    (a) 2C + Ca → CaC2 ;   (b) C + 2H2 → CH4 ;  
    (c) C + CO2 → 2CO ;   (d) 3C + 4Al → Al4C3.  
   Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng  
  A. (a).   B. (c).   C. (d).   D. (b). 
Câu 2. Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là 
    A. 3.   B. 5.   C. 4   D. 6. 
Câu 3. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2,  Fe(OH)3,  Fe3O4,  Fe2O3,  Fe(NO3)2,  Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản  ứng oxi hoá - khử là 
  A. 7.   B. 6.   C. 8.  D. 5. 
Câu 4. Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là  
  A. 6.   B. 3.   C. 4.   D. 5. 
Câu 5. Cho các chất: KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là  
      A. 4.   B. 5.   C. 7.   D. 6. 
Câu 6. Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là  
      A. 5.   B. 6.   C. 7.   D. 4. 
Câu 7. Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2, HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là  
    A. 7.   B. 5.   C. 4.   D. 6. 
Câu 8.  Cho dãy các chất và ion: Fe, Cl2, SO2, NO2, C, Al, Mg2+, Na+, Fe2+, Fe3+. Số chất và ion vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử là  
      A. 6.   B. 4.   C. 5.   D. 8. 
Câu 9. Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na+, Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2–, Cl–. Số chất và ion trong dãy đều có tính oxi hoá và tính khử là 
    A. 5.   B. 4.   C. 3.   D. 6. 
Câu 10. Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là  
    A. 2.   B. 4.   C. 5.   D. 3. 
Câu 11. Cho phản ứng: 6FeSO4 +  K2Cr2O7 +  7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 +  Cr2(SO4)3 +  K2SO4 + 7H2O. Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là  
    A. K2Cr2O7 và FeSO4.   B. K2Cr2O7 và H2SO4.     
    C. H2SO4 và FeSO4.   D. FeSO4 và K2Cr2O7. 
Câu 12. Cho phản ứng hóa học: Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O. Tỉ lệ giữa số nguyên tử clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học của phản ứng đã cho tương ứng là  
    A. 1 : 5.   B. 5 : 1.   C. 3 : 1.   D. 1 : 3. 
Câu 13. = Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là 
    A. 6.   B. 8.   C. 4.   D. 10. 
Câu 14. Cho phương trình hoá học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là  
    A. 13x - 9y.   B. 46x - 18y.   C. 45x - 18y.   D. 23x - 9y. 
Câu 15. Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là  
    A. 3/14.   B. 4/7.   C. 1/7.   D. 3/7. 
Câu 16.  Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?  
    A. S + 2Na → Na2S.  
    B. S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.  
    C. 4S + 6NaOH(đặc) → 2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O. 
    D. S + 3F2 → SF6. 
Câu 17.  Cho các phản ứng sau: 
   a) FeO + HNO3 (đặc, nóng) →    
   b) FeS + H2SO4 (đặc, nóng) → 
   c) Al2O3 + HNO3 (đặc, nóng) →    
   d) Cu + dung dịch FeCl3 → 
   e) CH3CHO + H2   →
   f) glucozơ + AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dd NH3 → 
   g) C2H4 + Br2 →      
   h) glixerol (glixerin) + Cu(OH)2 → 
   Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là: 
    A. a, b, c, d, e, h.   B. a, b, c, d, e, g.   C. a, b, d, e, f, g.   D. a, b, d, e, f, h. 
Câu 18. Cho các phản ứng sau: 
   4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. 
   2HCl + Fe → FeCl2 + H2. 
   14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. 
   6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. 
   16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. 
    Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là 
    A. 2.   B. 3.   C. 1.   D. 4. 
Câu 19. Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp bột gồm Ag và Cu (hỗn hợp X):  
   (a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường).  
   (b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc).  
   (c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).  
   (d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.  
   Thí nghiệm mà Cu bị oxi hoá còn Ag không bị oxi hoá là  
    A. (d).   B. (a).   C. (b).   D. (c). 
Câu 20.  Cho các phản ứng:  
    (a) Sn + HCl (loãng) →   

    (b) FeS + H2SO4 (loãng) →   
    (c) MnO2 + HCl (đặc) →

    (d) Cu + H2SO4 (đặc) →
    (e) Al + H2SO4 (loãng) →   

    (g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 →  
    Số phản ứng mà H+ của axit đóng vai trò chất oxi hoá là  
    A. 3.   B. 5.   C. 2.   D. 6. 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề luyện thi chương phản ứng oxi hóa khử môn Hóa học 10, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy. Ngoài ra, các em học sinh có thể thực hiện để thi online tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?