Đề KSCL lần 3 năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Tam Dương

    SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC                                                                              ĐỀ KSCL LẦN 3

   TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG                                                               NĂM HỌC: 2018 – 2019

                                                                                                                        MÔN: NGỮ VĂN 10

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 

Cuộc đời của tôi là một chuỗi nếu như. Từ nhỏ, tôi chỉ muốn làm một ông chủ trại như bố tôi, và không chịu học nếu như mẹ tôi không bắt tôi sống ở Luân Đôn. Tôi sẽ trượt trong kì thi đại học Y, nếu như tôi không phải là một thanh niên bơi lội giỏi, có thể đại diện cho nhà trường trong những kì thi Olympic thể thao của sinh viên. Tôi sẽ suốt đời làm một thầy thuốc nông thôn, nếu như giáo sư Wright không chọn tôi làm phụ tá cho ông tại phòng thí nghiệm riêng, nơi tôi tìm ra Pênêxilin. Phát minh này tôi dự tính phải 15 – 20 năm mới triển khai được trong thực tế, nếu như chiến tranh thế giới không xảy ra, thương vong nhiều đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng, thì Pênêxilin chưa chứng minh được công hiệu của mình và bản thân tôi chưa được giải Nôben.

                                                                                     (Hóa học ngày nay – 3/1993)

Câu 1: Xác định cách thức diễn đạt của văn bản? (0,5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra thao tác lập luận chính trong văn bản? (0,5 điểm)

Câu 3: Tại sao tác giả lại khẳng định cuộc đời của tác giả là một chuổi nếu như? (1,0 điểm)

Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ văn bản? (1,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩa của anh/ chị về cơ hội trong cuộc sống.

Câu 2: (5,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Viết Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du đã mượn chén rượu của người để rót rượu mình”

Anh/ Chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

........HẾT..........

HƯỚNG DẪN GIẢ CHI TIẾT

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Cách thức diễn đạt:  Diễn dịch

Câu 2:

Thao tác lập luận: Chứng minh

Câu 3:

Tác giả khẳng định cuộc đời của tác giả là một chuỗi nếu như vì:

  • Cuộc đời của tác giả là do hoàn cảnh sống, là những cơ hội mang lại
  • Tác giả đã cố gắng để tận dụng cơ hội đó tạo nên những thành công

Câu 4:

Thông điệp rút ra từ văn bản:

Trong cuộc sống, mỗi tình huống là cơ hội để con người phát huy tài năng, vì vậy mỗi chúng ta cần phải biết nắm bắt lấy cơ hội và nỗ lực phấn đấu hết mình để đạt được sự thành công

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

 Câu 1 (2,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:

  • Hình thức: 01 đoạn văn
  • Biết cách làm một đoạn văn nghị luận xã hội vận dụng tốt các thao tác lập luận để giải quyết vấn đề một cách thuyết phục
  • Đoạn văn có vố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, xác đáng, hành văn trong sáng giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu

Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải mang tính tích cực, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuyết phục. GV chấm cần linh hoạt với bài viết của học sinh. Dước đây chỉ là những định hướng cơ bản:

Giải thích:

Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta làm một cái gì đó. Cơ hội là thời điểm hội tụ một số điều kiện thuận lợi. Cơ hội là những gì chúng ta có thể nắm bắt được nhằm làm thay đổi công việc theo chiều hướng tích cực

Bàn luận:

  • Trong cuộc sống, con người có nhiều cơ hội để nắm bắt nhằm thực hiện một kế hoạch, một mục đích nào đó, như cơ hội làm ăn, cơ hội học tập, cơ hội phát huy tài năng...
  • Biết nắm bắt cơ hội, con người sẽ phát huy hết tài năng của mình để tạo nên sự thành công...
  • VD: Thuở thiếu thời Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Pais. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi: “ở đây có bán tranh của Picaso không?”. Chưa đầy một tháng, tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Pari, tranh của ông bán được và ông nổi tiếng từ đó.
  • Nếu không biết nắm bắt cơ hội, chúng ta sẽ hối tiếc và sẽ khó để đạt được thành công...

Mở rộng vấn đề

  • Tuy nhiên, không phải ai cũng phát hiện ra cơ hội và nắm bắt cơ hội tốt
  • Con người không nhất thiết phải chờ cơ hội đến mà phải tự tạo nên cơ hội
  • Bản thân chúng ta nhận thức rằng cần phải biết nắm bắt cơ hội và tạo ra cơ hội để thực hiện những dự định, hoài bão trong tương lai

Câu 2 (5,0 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng:

  • Đảm bảo cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận
  • Biết các phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề
  • Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

Yêu cầu về kiến thức:

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Khái quát về tác giả - tác phẩm

  • Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Du và bài thơ Độc Tiểu Thanh kí
  • Trích dẫn ý kiến

Giải thích ý kiến

  • “Nguyễn Du mượn chén rượu của người”: nhà thơ cảm thương cho nàng Tiểu Thanh
  • “rót rượu mình”: bộc bạch nỗi niềm cảm thương cho chính mình

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần Đề KSCL lần 3 năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Tam Dương. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?