Đề thi KSCĐ lần 2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Quang Hà ( Đề số 2)

TRƯỜNG THPT QUANG HÀ                                               ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 2

                                                                                                          NĂM HỌC: 2019 – 2020

                                                                                                              MÔN: NGỮ VĂN 10

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

CON SẺ

 Tôi đi săn về và đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi được vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống. Con chó săn lại gần, chậm rãi. Bỗng một con sẻ già có bộ ức đen nhánh, từ một cái cây gần đó lao xuống như một hòn đá ngay trước mõm nó. Lông dựng ngược, thét lên một tiếng tuyệt vọng và thảm thiết, con sẻ nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng. Con sẻ già lao đến cứu con, thân mình phủ kín sẻ con, nhưng cả người nó run lên vì khiếp sợ. Cái giọng nhỏ bé của nó nghe hung dữ và khản đặc: nó tê dại đi vì hãi hùng, nó sẽ hi sinh, trước mắt nó là con chó như một con quỷ khổng lồ. Dẫu sao thì sẻ già vẫn có thể náu kín trên cành cây cao và chắc chắn kia. Song một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó đã cuốn nó xuống đất. Con chó của tôi dừng lại và lùi… Phải hiểu cho nó, nó cũng biết là đằng trước nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy và tôi lánh xa, lòng đầy thán phục. Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn chớ cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.

 (Truyện ngắn Ivan Turgenev, tr54, NXB Văn học, 1998)

Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?

Câu 2: Tác giả đã miêu tả sự sợ hãi của chim sẻ già và sự bối rối của chó săn khi chúng đối diện với sức mạnh từ đối phương. Hãy so sánh hai nguồn sức mạnh của chim sẻ và chó săn?

Câu 3: Trong câu văn: “Song một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó đã cuốn nó xuống đất”, nhà văn muốn đề cập tới “sức mạnh” nào của con sẻ già trước tình huống khó khăn nguy hiểm nhất?

Câu 4: Hãy viết một câu ngắn gọn thể hiện ý nghĩa rút ra từ câu chuyện.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích bài thơ sau:

Phiên âm

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

 Dịch nghĩa:

Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,

quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.

Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,

Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Công danh nam tử còn vương nợ.

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

(Tỏ lòng (Thuật hoài) - Phạm Ngũ Lão - SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1)

 

............HẾT..............

               HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU  

Câu 1:

Các phương thức biểu đạt chính: Tự sự, miêu tả

Câu 2:

 So sánh hai nguồn sức mạnh của chim sẻ và chó săn

  • Sức mạnh của chó săn là sức mạnh thể chất và bản năng săn mồi
  • Sức mạnh của chim sẻ là sức mạnh tinh thần, cụ thể đó là sức mạnh bản năng của tình mẫu tử.
  • Trong tình huống đe dọa nguy hiểm cho sẻ con, sẻ mẹ đã chứng tỏ sức mạnh tinh thần có thể còn đáng sợ hơn sức mạnh thể chất.

Câu 3:

Giải thích sức mạnh của con sẻ già trước tính huống khó khăn nguy hiểm nhất trong câu văn “Song một sức mạnh lớn hơn ý muốn của nó đã cuốn nó xuống đất”:

 Sức mạnh của chim sẻ già ch nh là sức mạnh của tình yêu thương, tình mẫu tử, bản năng bảo vệ cho con được an toàn, yên ổn. Sức mạnh ấy đã khiến sẻ già bất chấp nguy hiểm, hy sinh, lao xuống bảo vệ sẻ con.

Câu 4:

 HS có thể rút ra nhiều cảm nhận về ý nghĩa câu chuyện V dụ Tình yêu thương đem lại sức mạnh….

II. LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão.

 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu sau

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão Là người văn võ toàn tài, để lại cho đời hai tác phẩm Thuật hoài và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương

Giới thiệu bài thơ Tỏ lòng

Ra đời sau những chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược.

Bài thơ làm sống dậy kh thế của thời đại với niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời cũng thể hiện ý thức làm người và ch hướng lập công của nam nhi

Cảm nhận và phân tích:

a. Hai câu đầu

  • Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) thể hiện tư thế rắn rỏi, tự tin, sẵn sàng trấn giữ đất nước với tinh thần bền bỉ, kiên trì (trải mấy thu). Đó là hình ảnh của con người mang tầm vóc vũ trụ với tư thế hiên ngang, kì vĩ.
  • Hình ảnh “ba quân” – quân đội thời Trần với sức mạnh như hổ báo hình ảnh so sánh, ẩn dụ nói lên sức mạnh vô địch của quân đội thời Trần. Kh thế Nuốt trôi trâu, cách nói cường điệu chỉ hùng kh dũng mãnh, ào ào ra trận, không một thế lực nào, một kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi.

 Nhận xét

  • Hai câu thơ đầu làm sống dậy thời đại nhà Trần với hào khí Đông A vang núi dậy sông bằng hình ảnh của những người anh hùng vệ quốc tư thế hiên ngang, kiêu dũng tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ cùng lực lượng quân đội hùng hậu kh thế ngút trời
  • Ẩn sau đó là niềm tự hào của tác giả về sức mạnh và chiến công của dân tộc. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước

b. Hai câu cuối

  • Nợ công danh Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.
  • Phạm Ngũ Lão quan niệm Thân nam nhi mà không lập được công danh sự nghiệp thì “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”
  • Thẹn Tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm giác thua kém, xấu hổ
  • Vũ Hầu Tức Khổng Minh là tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi KSCĐ lần 2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Quang Hà ( Đề số 2). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

​​​ ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?