SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KSCL LẦN 2
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 10
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Chúng ta vẫn thường nghe người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người ở nhà chê bai người khác là bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe điều đó mỗi ngày đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng.
{…}
(2) Một người bạn khác của tôi theo đuổi công việc làm từ thiện quyên góp, chia sẻ. Ban đầu vì lòng trắc ẩn. Rồi vì niềm vui cho chính bản thân. Rồi như một món nợ ân tình phải trả. Rồi như một cuộc đời phải sống. Chị như ngọn nến cháy hết mình cho người khác. Ấy vậy mà rất nhiều lần tôi thấy chị khóc vì những lời người khác nói về mình. Như vậy đó, kể cả khi ta hành động hoàn toàn vô vị lợi cũng không có nghĩa là ta sẽ ngăn ngừa được định kiến và những lời gièm pha ác ý. Vậy sao ta không bình thản bước qua nó mà đi?
(3) Thỉnh thoảng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, trang145, trang146, NXB Hội Nhà văn, 2017)
Câu 1. Xác định hình thức của đoạn văn (1)? (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, điều tồi tệ nhất khi chúng ta gặp phải những người tự cho mình quyền được phán xét người khác là gì? (0,5 điểm).
Câu 3. Câu chuyện về người phụ nữ làm từ thiện nhiều lần phải khóc vì những lời người khác nói về mình trong đoạn (2) có ý nghĩa gì? (1,0 điểm)
Câu 4. Anh chị có cho rằng “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của người khác hẳn còn tệ hơn nhiều.”? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến “đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng”.
Câu 2. (5,0 điểm)
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Độc Tiểu Thanh kí, Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 10, T1, trang132, NXB Giáo dục, 2006).
Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ trên. Từ đó hãy nhận xét về nét mới mẻ trong tình cảm nhân đạo của nhà thơ được gửi gắm qua tác phẩm.
............HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I.ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Hình thức của đoạn văn (1): qui nạp
Câu 2:
Theo tác giả, điều tồi tệ nhất khi chúng ta gặp phải những người tự cho mình quyền được phán xét người khác là chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó.
Câu 3:
Câu chuyện về người phụ nữ làm từ thiện nhiều lần phải khóc vì những lời người khác nói về mình trong đoạn (2) có ý nghĩa:
- Nhấn mạnh những hệ lụy của việc gièm pha ác ý
- Làm nổi bật lời khuyên của tác giả: hãy bình thản bước qua những lời gièm pha ác ý ấy
Câu 4:
Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng những cần lí giải thuyết phục, có thiện ý, không trái với đạo đức xã hội. Dưới đây là gợi ý:
Đồng tình với ý kiến “Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của người khác hẳn còn tệ hơn nhiều.”
Vì khi bị điều khiển bởi định kiến của người khác ta sẽ:
- Mất sự tự tin, không còn sự chủ động trong cuộc sống của chính mình
- Không còn tỉnh táo, sáng suốt
- Bi quan, chán nản.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: lời khuyên không phán xét người khác một cách dễ dàng
- Triển khai vấn đề nghị luận
Giải thích ý kiến (0,25):
- Phán xét là xem xét, đánh giá những hành động, việc làm, quan điểm của người khác.
- Phán xét dễ dàng là những đánh giá theo ý kiến chủ quan, thiếu cơ sở, chưa suy nghĩ kĩ càng, thấu đáo về người khác
=>Ý kiến là lời khuyên: chúng ta không nên vội vàng đưa ra những phán xét về người khác.
Bàn luận(0,5):
Vì sao không nên phán xét người khác một cách dễ dàng:
- Khi phán xét người khác một cách dễ dàng con người trở nên cực đoan, nông cạn, nóng vội, ít thấu hiểu, cảm thông.
- Sự phán xét một cách dễ dàng sẽ làm tổn thương người khác, mối quan hệ giữa con người với con người trở nên xa cách, thiếu tin cậy.
- Thậm chí phán xét người khác dễ dàng còn khiến người bị phán xét có những suy nghĩ bi quan, hành động tiêu cực như là tự vẫn…
- Phê phán những người tự cho mình quyền phán xét người khác một cách dễ dàng, vô tâm.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn qui tắc chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, trình bày sạch sẽ, sáng rõ
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
Câu 2:
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích Độc Tiểu Thanh kí sau đó nhận xét về nét mới mẻ trong tình cảm nhân đạo của Nguyễn Du trong bài thơ.
Phân tích
Hai câu đề (0,5)
- Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) - thành khư (gò hoang)
- Động từ “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết
=> Câu thơ gợi ra một nghịch cảnh giữa quá khứ và hiện tại: Vườn hoa bên Tây Hồ nay đã thành bãi đất hoang rồi. Từ đó, gợi sự xót xa trước sự đổi thay, sự tàn phá của thời gian đối với cái đẹp. Suy ngẫm về lẽ đời bể dâu: Nỗi dâu bể của tạo hóa, của đời người và của cả xã hội.
- Cách sử dụng từ ngữ: độc điếu (một mình viếng); nhất chỉ thư (một tập sách).
=>Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn và cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh
⇒ Hai câu thơ diễn tả tâm trạng của nhà thơ trước cảnh hoang tàn, đó cũng chính là nỗi niềm xót xa, tiếc nuối cho số phận của nàng Tiểu Thanh.
Hai câu thực (0,5)
Nghệ thuật hoán dụ:
- Son phấn: tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ
- Văn chương: tượng trưng cho tài năng.
Từ ngữ diễn tả cảm xúc: hận, vương
“Chôn”, “đốt” là những động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh ⇒ thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài sắc.
=> Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập
=> Hai câu thơ cực tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh. Đó còn là tấm lòng trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với người phụ nữ có sắc có tài; hai câu thơ có sức tố cáo mạnh mẽ xã hội cũ đã vùi dập tài năng, chà đạp lên nhan sắc, lên những giá trị tinh thần mà lẽ ra cần được nâng niu
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề KSCL lần 2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Yên Lạc. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
Đề thi KSCĐ lần 2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Quang Hà ( Đề số 2)
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---