TRƯỜNG THPT KIÊN TRUNG | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
I. Trắc ngiệm
Câu 1. Câu nhận xét về khí H2S nào sau đây là sai ?
A. là khí không màu, mùi trứng thối và rất độc
C. tan trong nước tạo thành dung dịch axit H2S
B. làm quỳ tím ẩm hóa xanh
D. có tính khử mạnh
Câu 2: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân người ta dùng chất bột rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại. Chất bột đó là:
A. Vôi sống B. Cát C. Lưu huỳnh D. Muối ăn
Câu 3: Trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 hấp thụ vào:
A. H2SO4 đặc để tạo oleum B. H2O2
C. H2O D. dung dịch H2SO4 loãng
Câu 4: Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng
A. KOH đặc. B. CuO C. H2SO4 đặc. CaO |
Câu 5: Để điều chế khí H2S người ta sẽ tiến hành như sau: Cho sắt sunfua (FeS) tác dụng với axit. Vậy có thể dùng những axit nào sau đây?
A. HCl B. H2SO4 đặc C. H2SO4 loãng D. Cả A và C
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 1,9 gam hỗn hợp gồm Fe , Mg và Al bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thu được 1,344 lit H2 (đkc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng :
A. 7,66 gam B. 7,78 gam C. 8,25 gam D. kết quả khác
Câu 7: Dung dịch NaOH có pH = 11 cần pha loãng dung dịch này bao nhiêu lần để được dung dịch NaOH có pH = 9 ?
A. 500 lần B. 100 lần C. 3 lần D. 20 lần
Câu 8: Cho các dung dịch muối sau: NaNO3 , K2CO3 , CuSO4 , FeCl3 , AlCl3 . Dung dịch có giá trị pH > 7 là
A. AlCl3 B. NaNO3 C. CuSO4 D. K2CO3
Bài 9. Người ta nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong quá trình sản xuất xi măng) là đã tăng yếu tố nào sau đây để tăng tốc độ của phản ứng :
A. nhiệt độ B. nồng độ C. áp suất D. diện tích bề mặt chất phản ứng
Câu 10: Oxi không phản ứng trực tiếp với chất nào sau đây?
A. Cl2 B. Pb C. Zn D. Fe
Câu 11: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng: H2(k) + Cl2(k) ⇔ 2HCl , <0
Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng
A. Áp suất B. Nhiệt độ C. Nồng độ H2 D. Nồng độ Cl2
Câu 12. Cho hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín : 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k) , H < 0
Yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hóa học trên ?
Câu 13: Dẫn khí SO2 qua dung dịch KMnO4 màu tím thì dung dịch KMnO4 bị mất màu, vì xảy ra phản ứng:
5SO2 +2 KMnO4 + 2H2O ⇔ 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
Hãy cho biết vai trò của SO2 trong phản ứng trên?
A. Tính oxit axit B. Tính khử C. Tính oxi hóa D. Tất cả đều sai
Câu 14: N2(K) + H2(K) ⇋ NH3(K) △H > 0. Khi giảm nhiệt độ của phản ưng thì:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
C. Cân bằng không chuyển dịch
D. Không xác định được
Câu 15: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia vào các phản ứng hoá học sau:
SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4 (1) ;
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên ?
A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hoá
B. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử
C. Phản úng(2): SO2 vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử
D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hoá, phản ứng (2): H2S là chất khử
Câu 16: Cho 15,82 gam hỗn hợp Al,Fe,Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A và 9,632 lít SO2 (đktc) . Cô cạn dung dịch A sẽ thu được số gam muối khan là
A. 57,1 B. 60,3 C.58,81 D.54,81
Câu 17: Chất nào cho môi trường trung tính ?
A.HCl B. NaCl C. FeSO4 D. CH3COONa
Câu 18: Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào?
A. H2 và O2 B. Cl2 và O2 C. N2 và O2 D. Cl2 và H2.
Câu 19: Cho phản ứng N2 (K) + 3H2 (K) ⇋ 2NH3. Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng sẽ chuyển dịch:
A. Theo chiều thuận B. Theo chiều nghịch
C. Không chuyển dịch D. Không xác định được
Câu 20. Oxit của một kim loại chứa 40% oxi về khối lượng. Trong sunfua của kim loại đó thì lưu huỳnh chiếm phần trăm khối lượng là :
A. 80%. B. 57,14% C. 43,27% D. 20%
II.Tự luận
Bài 1. Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn :
a, FeS + HCl
b, CaCl2 + Na2CO3
c, NH4Cl + AgNO3
d, CH3COOH + NaOH
Bài 2. Viết phản ứng theo sơ đồ sau :
FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → S → H2S → S → Na2S
Bài 3. Nhận biết các chất sau : Dung dịch: CuCl2, Na2SO4 , Na2CO3, NaNO3
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc ngiệm
Bài 1. Từ bột Fe, S, dung dịch HCl có thể có mấy cách để điều chế được H2S.
A. 1 B. 2 C. 3 D . 4
Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng sau: KClO3 → A → B → C → H2SO4.
Công thức của A, B, C lần lượt là:
A. KCl và SO2 và SO3
B. KCl , SO2 và O2
C. O2 , SO3 và SO2
D. O2, SO2 và SO3
Câu 3. Cho phản ứng: 2 NaHCO3 (r) → Na2CO3 (r) + CO2(k) + H2O (k) = 129kJ
Phản ứng xảy ra theo chiều nghịch khi:
A. Giảm nhiệt độ B.Tăng nhiệt độ
C.Giảm áp suất D.Tăng nhiệt độ và giảm áp suất
Câu 4. Cho 16,8g một kim loại R phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Sau phản ứng thu được 10,08 lít khí SO2 (đktc). Vậy R là
A. Fe B. Al C. Mg D. Zn
Câu 5. Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là
Câu 6. Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra?
A. SO2 + dung dịch nước clo.
B. SO2 + dung dịch BaCl2.
C. SO2 + dung dịch H2S.
D. SO2 + dung dịch NaOH.
Câu 7. Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2 có thể:
A. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong.
B. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước Br2 dư.
C.Cho hỗn hợp khí qua dung dịch Na2CO3 đủ.
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch NaOH
Câu 8 -Oxi hóa hoàn toàn 14,30 gam hỗn hợp bột các kim loại Mg , Al , Zn bằng oxi dư thu được 22,3 gam hỗn hợp oxit . Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì lương muối tạo ra là :
A. 48,.90 gam B. 36,60 gam C. 32,050 gam D. 49,80 gam
Câu 9. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →
(2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 →
(4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →
(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phương trình có cùng phương trình ion rút gọn là :
A. (1), (2), (3), (6). B. (3), (4), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (3), (5), (6).
Câu 10-Khi hòa tan một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 14,8% . Công thức phân tử của oxit kim loại là :
A . CaO B. CuO C. MgO D. BaO
Câu 11-Hòa tan hoàn toàn 5,95 g hỗn hợp hai kim loại Al và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thì khối lượng dung dịch tăng 5,55 gam . Khối lượng Al và Zn trong hỗn hợp lần lượt là :
A 2,95 g và 3 g B 4,05 g và 1,9 g C 3,95 g và 2 g D 2,7 g và 3,25 g
Câu 12 - Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe , FeO , Fe2O3 và Fe3O4 dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc) . Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan . m có giá trị là
A . 145 gam B. 140 gam C. 150 gam D. 155 gam
Câu 13. SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với.
A. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4 B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. H2S, O2, nước Br2.
Câu 14 Cho các phản ứng sau:
1. H2(k) + I2(r) → 2 HI(k) , >0
2. 2NO(k) + O2(k) → 2 NO2 (k) , <0
3. CO(k) + Cl2(k) → COCl2(k) , <0
4. CaCO3(r) → CaO(r) + CO2(k) , >0
Khi tăng nhiệt độ hoặc áp suất các cân bằng nào trên đây đều chuyển dịch theo chiều thuận?
A. 1,2 B.1,3,4 C.2,4 D.tất cả đều sai
Câu 15. Trong các câu sau, câu nào không đúng?
A.Dung dịch H2SO4 loãng là một axit mạnh.
B.Đơn chất lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hoá học.
C.SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.
D. Ion S2- chỉ thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hoá.
Câu 16: Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit H2SO4 đặc nguội?
A.Tan trong nước, tỏa nhiệt. B.Làm hóa than vải, giấy, đường.
C.Hòa tan được kim loại Al và Fe. D.Háo nước.
Câu 17: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. NaOH; Fe; CaO; BaCl2
B. HCl; Na; Ca(OH)2; CuO
C. Cu; CaO; KOH; Na2SO3
D. Ag; Na2O; Ba(OH)2; Na2SO4
Câu 18: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thể hiện tính oxi hóa của lưu huỳnh đơn chất?
A.S + O2 → SO2 B.S + Na2SO3 → Na2S2O3
C.S + Zn → ZnS D.S + HNO3 → SO2 + NO2 + H2O
Câu 19. Ch0 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84 gam muối sunfat . Kim loại đó là :
A.Mg B.Fe C.Cr D. Mn
Câu 20: Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 3,2 gam Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe và các oxit . Hòa tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là :
A.4g B.8g C.20g D.48g
II. Tự luận
Bài 1. Viết phản ứng theo sơ đồ sau :
S →FeS → H2S →S → SO2 → H2SO4 → CuSO4 → Cu(NO3)2
Bài 2. Viết phương trình phân tử, phương trình ion rút gọn :
a, SO2 + NaOH
b, BaCl2 + Na2CO3
c, NaHCO3 + NaOH
d, HNO3 + NaOH
Bài 3. Nhận biết các chất sau : Dung dịch: NaCl, H2SO4, Na2CO3, NH4Cl
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ đề thi HK2 năm 2020 môn Hóa học lớp 10 Trường THPT Kiên Trung, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!