TRƯỜNG THPT LÊ LỢI TỔ: HÓA HỌC
| KIỂM TRA TẬP TRUNG TUẦN 7 NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: HÓA HỌC – Khối lớp: 10 Thời gian làm bài : 45 phút |
Câu 1 (1,0 điểm). Hãy cho biết số proton, notron, electron trong các nguyên tử của nguyên tố sau: \({}_7^{14}N,{}_{29}^{65}Cu\).
| Số proton | Số notron | Số electron |
\({}_7^{14}N\) |
|
|
|
\({}_{29}^{65}Cu\) |
|
|
|
Câu 2 (1,0 điểm). Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron, nơtron bằng 82, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định số proton, số nơtron, số electron.
Câu 3 (1,0 điểm). Nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau? Giải thích?
\({}_6^{12}A,{}_{29}^{63}{\mathop{\rm B}\nolimits} ,{}_5^{12}{\mathop{\rm C}\nolimits} ,{}_6^{13}{\mathop{\rm D}\nolimits} ,{}_{29}^{63}{\mathop{\rm E}\nolimits} \)
Câu 4 (1,0 điểm). Trong tự nhiên brom có 2 đồng vị bền là \({}_{35}^{79}Br\) (chiếm 54,5%) và \({}_{35}^{81}Br\) (chiếm 45,5%). Hãy xác định nguyên tử khối trung bình của brom.
Câu 5 (1,0 điểm). Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Đồng có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu.
a) Tính % số nguyên tử mỗi đồng vị.
b) Hỏi có bao nhiêu % về khối lượng 63Cu chứa trong CuSO4.5H2O. Cho S=32; O=16; H=1.
Câu 6 (0,5 điểm). Kí hiệu phân lớp nào sau đây không đúng, vì sao: 4f; 2d; 3p; 1s?
Câu 7 (1,5 điểm).
a) Lớp M có tối đa bao nhiêu electron, giải thích?
b) Biết tổng số hạt proton, notron và electron trong một nguyên tử X là 40. Số khối của X nhỏ hơn 28. Các electron của nguyên tử X được phân bố trên mấy lớp electron, mỗi lớp có bao nhiêu electron.
Câu 8 (1,0 điểm). Viết cấu hình electron dạng đầy đủ và rút gọn của nguyên tử nguyên tố: X (Z = 11) và Y (Z = 26).
Câu 9 (1,0 điểm). Cho cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố: A là 1s22s22p63s23p6; B là 1s22s22p63s23p63d34s2. Hãy xác định số electron ở lớp ngoài cùng, phân lớp có mức năng lượng cao nhất của A và B.
Câu 10 (1,0 điểm).
a) Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là nguyên tố s, p, d hay f? Giải thích?
b) Có bao nhiêu trường hợp của nguyên tử Y thỏa mãn điều kiện: Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 12? Giải thích?
ĐÁP ÁN HÓA HỌC 10 KIỂM TRA TUẦN 07 NGÀY 04/10/2019
Câu 1 (1,0 điểm).
\({}_7^{14}N\) có 7p, 7e, 14 - 7 = 7n
\({}_{29}^{65}Cu\) có 29p, 29e, 65 - 29 = 36n
Câu 2 (1,0 điểm).
\(\left\{ \begin{array}{l}
2Z + N = 82\\
2Z - N = 22
\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}
Z = 26\\
N = 30
\end{array} \right.\)
X có 26e, 26p và 30n
Câu 3 (1,0 điểm).
- A và D là đồng vị của nhau vì đều có 6p.
- B và E là đồng vị của nhau vì đều có 29p.
Câu 4 (1,0 điểm).
Nguyên tử khối trung bình của brom là:
\({\overline A _{Br}} = \frac{{79.54,5 + 81.45,5}}{{100}} = 79,91\)
Câu 5 (1,0 điểm).
a) Đặt % số nguyên tử của 63Cu = x% → 65Cu = (100 - x)%
\(\overline A = \frac{{{\mathop{\rm x}\nolimits} .63 + (100 - {\mathop{\rm x}\nolimits} ).65}}{{100}} = 63,54\)
→ x = 73%; (100 - x) = 27%
b) Trong 63,54 gam Cu thì: 63Cu = \(63\frac{{73}}{{100}}\) = 46 gam; 65Cu = \(65\frac{{27}}{{100}}\) = 17,55 gam
Khối lượng phân tử CuSO4.5H2O = 249,54
% về khối lượng của 63Cu trong CuSO4.5H2O: %m (63Cu) = \(\frac{{46.100}}{{249,54}}\) = 18,434%
Câu 6 (0,5 điểm).
Kí hiệu phân lớp 2d sai, do phân lớp d chỉ xuất hiện ở lớp thứ 3.
Câu 7 (1,5 điểm).
a) Lớp M (n = 3) có tối đa: 2.32 = 18 electron
Do lớp M có 3 phân lớp với số electron tối đa trong mỗi phân lớp lần lượt là: 3s2 3p6 3d10.
b) Ta có: 2Z + N = 40 → N = 40 - 2Z
Biết điều kiện: Z <= N <= 1,5Z
Vậy 11,4 <= Z <= 13,3. Mà Z là số nguyên dương nên Z = 12, 13.
Do A < 28, ta nhận: Z = 13, N = 14, A = 27.
X có 13 electron, được phân bố trên 3 lớp: (K: 2e; L: 8e và M: 3e).
Câu 8 (1,0 điểm).
X (Z = 11): 1s2 2s22p6 3s1
Hay [Ne] 3s1
Câu 9 (1,0 điểm).
A (1s22s22p63s23p6): Lớp ngoài cùng có 8e (3s23p6) và có 6e ở phân mức năng lương cao nhất (3p6).
B (1s22s22p63s23p63d34s2): Lớp ngoài cùng có 2e (4s2) và có 3e ở phân mức năng lượng cao nhất (3d3)
Câu 10 (1,0 điểm).
a) Cấu hình của X là: 1s22s22p63s23p5 → X có phân mức năng lượng cao nhất là 3p nên X là nguyên tố p.
b) 1s22s22p63s23p6; 1s22s22p63s23p64s1; 1s22s22p63s23p64s2
1s22s22p63s23p63dx4s1 (x = 5, 10)
1s22s22p63s23p63dy4s2 (y = 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 10)
Vậy có tất cả 13 trường hợp.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra tập trung tuần 7 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Lê Lợi. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.