SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK Trường THPT Ngô Gia Tự | KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI Môn: Hóa 10 – Lần thứ nhất Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Năm học: 2019 – 2020
|
Câu 1. (4,0 điểm)
1.1. (2,0 điểm). Một hợp chất A được cấu tạo từ cation M2+ và anion X–. Trong phân tử MX2 có tổng số proton, nơtron và electron là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của M2+ lớn hơn số khối của X– là 21. Tổng số hạt trong cation M2+ nhiều hơn tổng số hạt trong anion X– là 27.
a. Xác định số proton, nơtron và tên nguyên tố của M và X.
b. Hãy viết 4 số lượng tử ứng với electron cuối cùng của M và X. (Quy ước: -l…0…+l)
1.2. (1,0 điểm). Hợp chất Z tạo thành từ 3 nguyên tố A, B, X có phân tử khối bé hơn 120. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong các phân tử AB2, XA2, XB lần lượt là 66, 96, 84. Xác định tên các nguyên tố A, B, X và công thức hóa học của Z.
1.3. (1,0 điểm). Cho các phân tử và ion: BF3, NF3, SF4, NOF3, . Xác định trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của phân tử và ion trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
2.1 (2,0 điểm). Urani phân rã phóng xạ thành rađi theo chuỗi sau:
\({}_{92}^{238}U(\alpha ) \to Th({\beta ^ - }) \to Pa({\beta ^ - }) \to U(\alpha ) \to Th(\alpha ) \to Ra\)
Hãy viết đầy đủ các phản ứng của chuỗi trên
2.2. (1,0 điểm) Cacbon 14 phân rã phóng xạ theo phản ứng sau: \({}_{\rm{6}}^{{\rm{14}}}{\rm{C}} \to {}_7^{14}{\rm{N + }}_{{\rm{ - 1}}}^{\rm{0}}{\rm{e}}\)
Biết rằng chu kì bán rã của cacbon 14 là 5730 năm. Hãy tính tuổi của một mẫu gỗ khảo cổ có độ phóng xạ bằng 72% độ phóng xạ của mẫu gỗ hiện tại.
2.3. (1,0 điểm) Một mẫu đá được tìm thấy với thành phần: 13,2 (mg) 238U và 2,06 (mg) 206Pb. Biết trong quá trình phân rã 238U thành 206Pb có chu kì bán hủy là 4,51.109 (năm). Tính tuổi của mẫu đá đó.
Câu 3. (4,0 điểm)
3.1. (2,0 điểm) Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron:
a. KMnO4 + FeS2 + H2SO4 →Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
b. FexOy + H2SO4 →Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
c. KMnO4 + C2H2O4 + H2SO4 → K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O
d. CuFeS2 + Fe2(SO4)3 +O2 + H2O → CuSO4 + FeSO4 + H2SO4.
(Biết tỉ lệ Fe2(SO4)3 : O2=1:1)
3.2. (2,0 điểm) Bổ túc và cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau theo phương pháp thăng bằng ion-electron:
a. CrI3 + KOH + Cl2 → .......
b. K2CrO7 + ...... + ........... → I2
c. Al + NaOH + KNO3 + H2O → NH3
d. FexOy + H+ + NO → NzOt
Câu 4: (5,0 điểm)
4.1. (1,0 điểm).Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Sục khí clo đến dư vào dung dịch FeI2.
b. Hoà tan FeCl2 vào nước rồi thêm H2SO4 loãng dư, sau đó thêm dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra khí màu vàng lục và dung dịch thu được có chứa muối mangan (II).
4.2. (2,0 điểm). Hỗn hợp A gồm 3 muối NaCl, NaBr và NaI.
- Thí nghiệm 1: Lấy 5,76 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch brom, cô cạn thu được 5,29 gam muối khan.
- Thí nghiệm 2: Hòa tan 5,76 gam A vào nước rồi cho một lượng khí clo vào dung dịch. Sau một thời gian, cô cạn dung dịch thu được 3,955 gam muối khan, trong đó có 0,05 mol Cl-.
Tính khối lượng NaBr trong hỗn hợp A.
4.3. (2,0 điểm). Hàm lượng cho phép của tạp chất lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,30%. Người ta đốt cháy hoàn toàn 100,0 gam một loại nhiên liệu và dẫn sản phẩm cháy (giả thiết chỉ có CO2, SO2 và hơi nước) qua dung dịch KMnO4 5,0.10-3M trong H2SO4 thì thấy thể tích dung dịch KMnO4 đã phản ứng vừa hết với lượng sản phẩm cháy trên là 625 ml. Hãy tính toán xác định xem nhiên liệu đó có được phép sử dụng hay không?
Câu 5: (3,0 điểm)
5.1. (2,0 điểm). Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 13,44 lít O2 (đkc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl có trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KCl trong X là?
5.2. (1,0 điểm). Cho hỗn hợp A gồm FeS và FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư, phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch A1 chỉ chứa Fe(NO3)3, H2SO4 và HNO3 dư; hỗn hợp B gồm 2 khí là X và Y có tỉ khối so với H2 bằng 22,8. Viết các phương trình phản ứng và tính phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong A.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề KSCL học sinh giỏi môn Hóa học 10 lần 1 có đáp án năm 2019-2020 Trường THPT Ngô Gia Tự. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.