SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: NGỮ VĂN 10
I.ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Trong lúc tuyệt vọng tôi đã tìm đến một bậc thầy để hỏi: “Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên gặp khổ?”
Người thầy trả lời: “Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, chắc trong tâm phải đang ôm giữ ác ý nào đó. Con hãy kể nỗi thống khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con!
Tôi nói: Tiền lương thu nhập của con rất thấp, nhà ở không đủ rộng, con thường xuyên có cảm giác thua thiệt; trong xã hội, không ít người không có văn hóa, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…”
Thầy gật đầu, mỉm cười, nói với tôi: “Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc ngoài xã hội. Nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm. Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si. Tâm ngu si cũng là ác tâm! Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm”.
Thầy mỉm cười nói tiếp: “ Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói”
(Trích Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở, tamnhin.net, ngày 10.12.2019 )
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2:Theo anh/chị, người thầy trong văn bản đã chỉ ra những loại ác tâm nào chứa đựng trong suy nghĩ của nhân vật tôi?
Câu 3: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) bàn về cách hạn chế một trong số những ác tâm đang tồn tại trong con người hiện nay?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
“Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
(Trích Trao duyên – Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, Tập 2, NXB Giáo dục, 2019, tr 105 )
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nêu vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Thúy Kiều.
.............HẾT..............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 2:
Những ác tâm chứa đựng trong nhân vật Tôi:
- Nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải
- Tâm đố kị với thành công của người khác
- Tâm ngạo mạn khi cho rằng mình có văn hóa
- Tâm ngu si khi cho rằng có văn hóa thì thu nhập cao
- Tâm hẹp hòi không rộng lượng với người thân
Câu 3:
Thí sinh chọn một loại ác tâm và bàn luận ngắn gọn về cách hạn chế một loại ác tâm. Có thể theo hướng:
- Từ bỏ dần những ác tâm khi còn trong suy nghĩ. Đừng để những ác tâm chuyển thành hành động
- Cảm thấy hạnh phúc với những gì mình có. Sống độ lượng bao dung, tránh đố kị tham lam
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…
b. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau:
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề nghị luận.
Thân bài: Cảm nhận đoạn thơ tám câu thơ cuối trong Trao duyên
Nội dung: Tám câu thơ cuối đoạn trích Trao duyên diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi trở về với thực tại đau buồn, khi thức tỉnh, thấm thía nỗi đau của chính mình và khi tạ lỗi cùng Kim Trọng. Trong tột cùng nỗi đau khổ và tuyệt vọng, Kiều nghĩ về Kim Trọng. Với nàng Kim Trọng là tất cả, là tình yêu, là niềm tin, là hy vọng, là niềm an ủi, sẻ chia... Tuy nhiên, Kim Trọng lại đang ở cách nàng rất xa, bởi thế cuộc đối thoại với Kim Trọng chỉ là trong tưởng tượng
Thúy Kiều cất lên lời than vô cùng chua xót, đau đớn trước thực tại phũ phàng:
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.
Thành ngữ “Trâm gãy gương tan” là sự tan vỡ của tình yêu, cũng là sự tan nát trong trái tim Thúy Kiều. Tình yêu với của nàng với Kim Trọng ngày một nâng lên, ngày càng tha thiết thì nỗi đau, sự dằn vặt trong trái tim nàng càng mạnh mẽ, càng đớn đau hơn. Lời tạ tội của nàng thật thương tâm:
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi”.
Thúy Kiều thức tỉnh, thấm thía nỗi đau của mình. Nàng cất lên lời oán trách số phận, trách sự vô tình, khắc nghiệt của cuộc đời, than thở cho số phận éo le, mỏng manh, bạc bẽo của bản thân.
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Dường như lúc này đây tình cảm của nàng đã lấn át cả lý trí. “Phận bạc” ở đây được sử dụng như một lời nói lên án cả xã hội phong kiến. Nhưng dù như vậy nàng cũng đành bất lực “đã đành” như một lời thở than, cam chịu số phận đớn đau. Hình ảnh “hoa” vốn là biểu trưng cho người con gái đẹp, ở đây không ai khác chính là nàng Kiều nhưng những bông hoa ấy lại trôi lỡ làng, vô định, không biết cuộc đời sẽ ra sao và đi đâu về đâu. Câu thơ cũng là lời dự cảm, một lời lo lắng cho tương lai đầy bất trắc phía trước
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Hà Huy Tập. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---