PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LAI VUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN 8
(MÃ ĐỀ: 238)
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm – mỗi câu 0,25 điểm)
A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm)
Câu 1: Nhận định nào sau đây, nói đúng về con người Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó?
A. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
B. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
C. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc
D. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
Câu 2: Dòng nào dưới đây nói về hoàn cảnh ngắm trăng trong bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh
A. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
C. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.
D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.
Câu 3: Hai câu thơ đầu trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh có ý nghĩa gì?
A. Miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của người dân làng chài.
B. Giới thiệu nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
C. Miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi.
D. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
Câu 4: Ý nào dưới đây nói đúng tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu?
A. Buồn bực vì tiếng chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
B. Mong nhớ da diết cuộc sống chốn ngoài tù ngục.
C. Uất ức, đau khổ, ngột ngạt, khao khát tự do đến cháy bỏng.
D. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù.
Câu 5: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh được viết theo thể thơ:
A. song thất lục bát
B. ngũ ngôn
C. thất ngôn bát cú đường luật
D. thất ngôn tứ tuyệt
Câu 6: Trong bài thơ Quê Hương, Tế Hanh đã so sánh cánh buồm với hình ảnh nào?
A. con tuấn mã
B. quê hương
C. dân làng
D. mảnh hồn làng
Câu 7: Hình ảnh xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là
A. con tu hú
B. trời xanh
C. lúa chiêm
D. nắng đào
Câu 8: Nhận định nào dưới đây nói chính xác hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngắm trăng?
A. Một con người luôn yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.
B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
C. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.
D. Một con người giàu lòng thương yêu.
B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)
Câu 9: Chức năng chính của câu trần thuật là
A. câu nêu điều chưa biêt cần giải đáp.
B. câu nêu yêu cầu để người khác làm.
C. câu dùng để kể, hoặc tả về một sự việc.
D. câu dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả về một sự vật, sự việc.
Câu 10: Câu nào dưới đây là câu cảm thán?
A. Trời ơi, mở cửa ra mau!
B. Ôi, chị đã đi Hà Nội về rồi!
C. Em phải nhanh lên nhé!
D. Con có đau lắm không?
Câu 11: Dòng nào dưới đây có tất cả các từ đều là từ ngữ cầu khiến?
A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào
B. Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào
C. Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi
D. Ai, gì, nào, à, ư, hả
Câu 12: Trong những câu sau, câu nào không dùng để hỏi?
A. Bao giờ bạn đi Hà Nội?
B. Mẹ đi chợ chưa ạ?
C. Ai là tác giả của bài thơ này?
D. Trời ơi, sao tôi khổ thế này?
Câu 13: Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến?
A. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi
B. Hãy bỏ rác đúng nơi quy định.
C. Trời ơi! Sao nóng lâu thế?
D. Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.
Câu 14: Xác định câu nghi vấn dùng để cầu khiến trong các câu sau:
A. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)
B. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)
C. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? ( Ngô Tất Tố)
D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)
Câu 15: Trong các câu sau, câu nào là câu trần thuật?
A. Hãy bỏ ngay thuốc lá!
B. Anh có thể tắt thuốc lá được không?
C. Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.
D. Anh tắt thuốc lá đi!
Câu 16: Chức năng chính của câu nghi vấn là
A. dùng để bộc lộ cảm xúc
B. dùng để hỏi
C. dùng để yêu cầu
D. dùng để kể lại sự việc
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Tập làm văn: Một số học sinh hiện nay vứt rác bừa bãi nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp. Hãy viết bài văn nghị luận khuyên các bạn nên giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
........HẾT.........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm – mỗi câu 0,25 điểm)
A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm)
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: D
Câu 6: D
Câu 7: A
Câu 8: A
B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)
Câu 9: D
Câu 10: B
Câu 11: A
Câu 12: D
Câu 13: B
Câu 14: A
Câu 15: C
Câu 16: B
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Gợi ý làm bài
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khẳng định lại vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình trạng học sinh hiện nay vứt rác bừa bãi nơi sân trường, hành lang lớp, nơi ngăn bàn, dưới nền lớp rất phổ biến. Các bạn học sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dẫn dắt, giới thiệu, nêu vấn đề nghị luận
Làm rõ vấn đề cần nghị luận:
Giải thích vấn đề:
- Một số bạn học sinh ngày nay do ý thức chưa tốt, do thói quen, ích kỉ, lười biếng dẫn đến việc vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, gây nên ô nhiễm môi trường. Các bạn thường vứt rác nơi sân trường, hành lang lớp, nơi ngăn bàn, dưới nền lớp....
- Giữ gìn vệ sinh là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ của bản thân và môi trường xung quanh nhằm phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe.
Tác hại:
- Ô nhiễm môi trường học đường, bốc mùi hôi gây khó thở, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Ảnh hưởng đến cảnh quan, thẩm mĩ, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp của trường, lớp.
- Hình thành những thói quen xấu.
Lời khuyên các bạn:
- Trường, lớp sạch sẽ góp phần đảm bảo sức khỏe cho các bạn, giúp các bạn thỏa thích vui chơi, học tập.
- Các bạn cần có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
- Vứt rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, đáng bị phê phán.
Tổng hợp vấn đề:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Liên hệ bản thân.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung (Mã đề 238). Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em học tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề ôn tập HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Tân Hưng
- /Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 - Sở GD&ĐT Quảng Nam
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---