PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LAI VUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN 8
(MÃ ĐỀ: 126)
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm – mỗi câu 0,25 điểm)
A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm)
Câu 1: Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngắm trăng là một người như thế nào?
A. con người có khả năng nhìn xa trông rộng.
B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
C. Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.
D. Một con người giàu lòng yêu thương.
Câu 2: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác Hồ viết bằng thể thơ:
A. thất ngôn bát cú
B. ngũ ngôn tứ tuyệt
C. thất ngôn tứ tuyệt
D. bảy chữ
Câu 3: Con người của Bác trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó được thể hiện như thế nào?
A. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
C. Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cuộc đời cho Tổ quốc.
D. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
Câu 4: Hình ảnh xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu là
A. trời xanh
B. lúa chiêm
C. con tu hú
D. nắng đào
Câu 5: Điều đặc biệt nhất trong hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ là
A. không có tự do
B. không có bạn hữu
C. không có rượu
D. không có hoa
Câu 6: Bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh gợi lên điều gì?
A. Nỗi nhớ nhung da diết về quê hương làng chài của người con tha hương.
B. Vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của biển quê hương mỗi khi con tàu ra khơi.
C. Cuộc sống thầm lặng của người dân vùng biển.
D. Hành trình vất vả của đoàn thuyền ra khơi đánh cá.
Câu 7: Nhận định nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của nhan đề bài thơ Khi con tu hú?
A. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ.
B. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình của bài thơ.
C. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
D. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ.
Câu 8: Từ điền vào chỗ trống trong câu thơ dưới đây là từ nào?
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng
Màu nước xanh, . . . , chiếc buồm vôi.
(Quê hương - Tế Hanh)
A. nồng mặn
B. con thuyền
C. chài lưới
D. cá bạc
B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)
Câu 9: Trong các kiểu câu đã học, câu được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp là
A. câu nghi vấn
B. câu trần thuật
C. câu cầu khiến
D. câu cảm thán
Câu 10: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu cảm thán?
A. Tôi nghĩ là họ nói đúng.
B. Cô ấy rất buồn vì chuyện đó.
C. Ôi sức trẻ!
D. Bạn có muốn đi tham quan không?
Câu 11: Câu thơ sau thuộc kiểu câu nào?
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh)
A. câu nghi vấn
B. câu trần thuật
C. câu cảm thán
D. câu cầu khiến
Câu 12: Câu cầu khiến sau đây dùng để làm gì
Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc này hãy còn là sớm!
A. yêu cầu
B. đề nghị
C. ra lệnh
D. khuyên bảo
Câu 13: Câu nghi vấn “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” dùng để:
A. bộc lộ tình cảm, cảm xúc
B. đe dọa
C. hỏi
D. phủ định
Câu 14: Câu thơ dưới đây thuộc kiểu câu gì?
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe (Quê Hương – Tế Hanh)
A. câu cảm thán
B. câu cầu khiến
C. câu trần thuật
D. câu nghi vấn
Câu 15: Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?
A. Thảm hại thay cho nó! (Nam Cao)
B. Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố)
C. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)
D. Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu ! (Tố Hữu)
Câu 16: Câu nghi vấn “Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?” dùng để:
A. hỏi
B. phủ định
C. đe dọa
D. bộc lộ cảm xúc
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Tập làm văn: Một số học sinh hiện nay vứt rác bừa bãi nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp. Hãy viết bài văn nghị luận khuyên các bạn nên giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
........HẾT.........
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm – mỗi câu 0,25 điểm)
A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm)
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: A
Câu 6: A
Câu 7: C
Câu 8: D
B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)
Câu 9: B
Câu 10: C
Câu 11: B
Câu 12: D
Câu 13: D
Câu 14: C
Câu 15: B
Câu 16: D
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Gợi ý làm bài
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
Có đầy đủ ba phần mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, kết bài khẳng định lại vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tình trạng học sinh hiện nay vứt rác bừa bãi nơi sân trường, hành lang lớp, nơi ngăn bàn, dưới nền lớp rất phổ biến. Các bạn học sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dẫn dắt, giới thiệu, nêu vấn đề nghị luận
Làm rõ vấn đề cần nghị luận:
Giải thích vấn đề:
- Một số bạn học sinh ngày nay do ý thức chưa tốt, do thói quen, ích kỉ, lười biếng dẫn đến việc vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định, gây nên ô nhiễm môi trường. Các bạn thường vứt rác nơi sân trường, hành lang lớp, nơi ngăn bàn, dưới nền lớp....
- Giữ gìn vệ sinh là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ của bản thân và môi trường xung quanh nhằm phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em học tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Thăng Bình
- Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 8 - Phòng GD&ĐT Bắc Ninh
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---