Đề kiểm tra HK1 môn Địa lớp 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LỚP 12 NĂM 2018-2019 – TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT


Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện rõ:

A. tổng số giờ nắng 1400-3000 giờ/năm.                   B. tổng số giờ nắng 3000 giờ/năm.

C. tổng số giờ nắng 1400 giờ/năm.                             D. tổng số giờ nắng >3000giờ/năm.

Câu 2: Biện pháp tốt nhất để hạn chế thiệt hại cho tính mạng người dân khi có bão lớn?

A. Sơ tán dân đến nơi an toàn.

B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.

C. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.

D. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.

Câu 3: Thiên tai nào không phải là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn tập trung vào mùa mưa ở nước ta?

A. Động đất.                           B. Ngập lụt                             C. Lũ quét.                              D. Hạn hán.

Câu 4: Loại thiên tai nào sau đây tuy mang tính chất cục bộ ở địa phương nhưng diễn ra thường xuyên và gây thiệt hại không nhỏ?

A. Ngập úng, lũ quét và hạn hán.                               B. Bão.

C. Lốc, mưa đá, sương muối.                                     D. Động đất.
Câu 5: Khí hậu nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn, thể hiện qua:

  • Lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, sườn đón gió 3500-4000mm
  • Độ ẩm không khí cao trên 80%
  • Cân bằng ẩm luôn dương
  • Nhiệt độ trung bình trên 200C

Có mấy ý đúng?

A. 1.                B. 2.                            C. 3.                            D. 4.
Câu 6: Nguyên nhân nào tạo ra tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?

  • Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
  • Nước ta có Mặt Trời qua thiên đỉnh hai lần.
  • Lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn
  • Chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc.

Có mấy ý đúng?

A. 1.                B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 7: Phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc?

A. Ở miền Bắc đến dãy Bạch Mã.                              B. Ở miền Bắc đến 110B

C. Ở miền Bắc đến Đà Nẵng.                                     D. Từ Đà Nẵng đến 110B

Câu 8: Phạm vi hoạt động của gió Mậu dịch vào mùa đông ở:

A. miền Bắc đến dãy Bạch Mã.                      B. miền Bắc đến 110B

C. miền Bắc đến Đà Nẵng.                             D. từ Đà Nẵng đến phía Nam.

Câu 9: Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.

B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.

C. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.

D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.

Câu 10: Mưa phùn là loại mưa:

A. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.

B. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.

C. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.

D. diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông

Câu 11: Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng:

A. Tây Nguyên.                      B. Nam Bộ.                 C. Bắc Bộ.                  D. Cả nước.

Câu 12: Vào các tháng 10 - 12, lũ quét thường xảy ra ở các tỉnh thuộc

A. thượng nguồn sông Đà (Sơn La, Lai Châu).

B. lưu vực sông Thao (Lào Cai, Yên Bái).

C. lưu vực sông Cầu (Bắc Cạn, Thái Nguyên).

D. suốt dải miền Trung.

Câu 13: Hệ quả của hoạt động gió mùa đối với khí hậu nước ta là:

  • Ở Miền Bắc có mùa đông lạnh khô ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều
  • Ở Miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt
  • Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô
  • Khí hậu có 4 mùa rõ rệt

Có mấy ý đúng?

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 14: Để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trong nông nghiệp phù hợp với khí hậu ta nên áp dụng biện pháp nào?

A. Biện pháp luân canh, xen canh.

B. Biện pháp thâm canh, xen canh, đa canh.

C. Biện pháp chuyên canh, luân canh.

D. Biện pháp độc canh.

Câu 15: Tài nguyên ở nước ta hiện nay không còn được xem là vô tận vì:

A. tình trạng khí hậu thất thường.                  B. do dân số tăng nhanh.

C. sự ô nhiễm nguồn nước.                             D. sự nóng lên của trái đất.

Câu 16: Do đặc điểm nào mà dân cư ĐB sông Cửu Long phải "Sống chung với lũ’’?

A. chế độ nước lên xuống thất thường.                                  B. lũ lên chậm và rút chậm.

C. cuộc sống ở đây gắn liền với cây lúa nước.                       D. địa hình thấp so với mực nước biển.

Câu 17: Có chế độ nước thất thường, lũ muộn chủ yếu vào mùa thu đông là đặc điểm của hệ thống sông miền:

A. Tây Bắc Bộ.                       B. Đông Bắc Bộ.                    C. Trung Bộ.               D. Nam Bộ.

Đọc và trả lời các câu hỏi từ câu 18 đến câu 23
(Bảng số liệu sau để trả lời các câu: (18 đến câu 23)
Nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7, trung bình năm ở các địa điểm

Địa điểm

Nhiệt độ TB tháng 1 (0C)

Nhiệt độ TB tháng 7 (0C)

Nhiệt độ TB năm (0C)

Lạng Sơn
Hà Nội
Huế
Đà Nẵng
Quy Nhơn
TPHCM

13,3
16,4
19,7
21,3
23
25,8

27
28,9
29,4
29,1
29,7
27,1

21,2
23,5
25,1
25,7
26,8
27,1

Câu 18: Nhận xét nhiệt độ trung bình tháng 1 nước ta:

A. giảm dần từ bắc vào Nam.             B. tăng dần từ Bắc vào Nam.

C. tăng dần từ Nam ra Bắc.                D. không ổn định.

Câu 19: Nhận xét nhiệt độ trung bình tháng 7 nước ta:

A. giảm dần từ Bắc vào Nam.            B. tăng dần từ Bắc vào Nam.

C. tăng dần từ Nam ra Bắc.                D. miền Trung cao nhất.

Câu 20: Nhận xét nhiệt độ trung bình năm ở nước ta:

A. giảm dần từ bắc vào Nam.             B. tăng dần từ Bắc vào Nam.

C. tăng dần từ Nam ra Bắc.                D. miền Trung cao nhất.

Câu 21: Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 nhiều nhất ở:

A. Lạng Sơn.              B. Hà Nội.                   C. Huế.            D. Đà Nẵng.

Câu 22: Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 ít nhất ở:

A. Lạng Sơn.              B. Hà Nội.                   C. Huế.            D. TP Hồ Chí Minh.

Câu 23: Nhiệt độ các tỉnh miền Bắc thấp vào mùa đông so với miền Nam vì:

A. Miền Bắc nằm xa Xích đạo.                       B. Miền Bắc ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

C. Miền Bắc có nhiều núi cao.                        D. Miền Bắc hay có tuyết rơi.

Câu 24: Cho BSL: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của Hà Nội

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ
(0C)

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

Lượng mưa
(mm)

18,6

26,2

43,8

90,1

188,5

230,9

288,2

318

265,4

130,7

43,4

23,4

Hãy chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa trung bình của Hà Nội.

A. Biểu đồ đường.                              B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ cột và đường.                    D. Biểu đồ cột nhóm.

Câu 25: Sự phân hóa theo độ cao của nước ta không biểu hiện rõ nhất ở các thành phần tự nhiên nào?

A. Khí hậu.                 B. Thổ nhưỡng.                       C. Sinh vật.                 D. Khoáng sản.

Câu 26: Nguyên nhân chính làm thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây ở vùng đồi núi phức tạp là do:

A. Gió mùa và độ cao địa hình.                                  B. Gió mùa và biển Đông.

C. Hướng các dãy núi và độ cao địa hình.                  D. Gió mùa và hướng các dãy núi.

Câu 27: Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau là do:

A. hướng các dãy núi và độ cao địa hình.                  B. hướng gió và độ cao địa hình.

C. độ cao địa hình.                                                      D. độ nghiêng địa hình.

Câu 28: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loài thực vật ôn đới là do:

A. ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

B. địa hình chủ yếu là núi, cao ở phía đông và phía tây, thấp ở giữa.

C. có địa hình núi cao (từ 2600m trở lên).

D. có địa hình núi cao và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

Câu 29: Cho bảng số liệu

Một số chỉ số về nhiệt độ của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh (0C)

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

Biên độ nhiệt độ trung bình năm (0C)

Hà Nội

23,5

12,5

TP. Hồ Chí Minh

27,5

3,1

Nhận định nào sau đây là không đúng với bảng số liệu trên

A. Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội thấp hơn TP Hồ Chí Minh.

B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm TP. Hồ Chí Minh thấp hơn Hà Nội.

C. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Hà Nội vào TP.HCM.

D. Biên độ nhiệt trung bình năm giảm dần từ Hà Nội vào TP.HCM.

Câu 30: Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển - thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:

A. Bắc - Nam.             B. Đông - Tây.            C. Độ cao.                   D. Tây- Đông.

{-- Xem nội dung đầy đủ và đáp án tại Xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần Đề thi HK1 môn Địa lớp 12 năm 2018-2019 để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi chọn Xem online hoặc Tải về máy tính. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?