TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12MÔN HÓA HỌCThời gian: 90 phút |
Câu 1: Có thể chuyển hóa trực tiếp từ lipit lỏng sang lipit rắn bằng phản ứng
A. Tách nước B. Hidro hóa C. Đề hiđro hóa D. Xà phòng hóa
Câu 2: C4H8O2 có số đồng phân este là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 3: CH3COOCH=CH2 có tên gọi là
A. Metyl acrylat B. Vinyl axetat C. Metyl propionat D. Vinyl fomat
Câu 4: Este no đơn chức mạch hở có CTPT tổng quát là
A. CnH2n+2O2 B. CnH2nO2 C. CnH2n-2O2 D. RCOOR’
Câu 5: : Đốt hoàn toàn 7,4 gam este đơn chất X thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. CTPT của X là
A. C3H4O2 B. C3H6O2 C. C4H8O2 D. C3H4O2
Câu 6: Glucozơ và fructozơ
A. Đều tạo dung dịch màu xanh thẫm với Cu(OH)2 B. Đều có nhóm chức -CHO trong phân tử
C. Là 2 dạng thù hình của cùng 1 chất D. Đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
Câu 7: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. dung dịch Br2 B. quỳ tím C. iot D. Na
Câu 8: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozo với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ag = 108)
A. 21,6g B. 10,8g C. 32,4g D. 16,2g
Câu 9: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amin có công thức phân tử C3H9N
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 10: Cho các chất sau: C6H5NH2 (1); CH3NH2 (2); NH3 (3). Trật tự tăng dần tính bazơ (từ trái qua phải) là
A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (1). C. (1), (3), (2). D. (3), (2), (1).
Câu 11: Cho 9 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl khối lượng muối thu được là (Cho C = 12, H = 1, N = 14, Cl = 35,5)
A. 0,85 gam. B. 7,65 gam. C. 16,3 gam. D. 8,1 gam.
Câu 12: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính người ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl. B. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.
C. dung dịch NaOH và dung dịch NH3. D. dung dịch KOH và CuO.
Câu 13: Nhóm CO-NH là
A. nhóm hiđroxyl. B. nhóm cacboxyl. C. nhóm peptit. D. nhóm cacbonyl.
Câu 14: Cho các chất sau: 1- CH3OH, 2- HCl, 3- NaOH, 4- Na2SO4, 5- NaCl. Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 4, 5.
Câu 15: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. toluen (C6H5-CH3). B. stiren (C6H5-CH=CH2).
C. propen (CH2=CH-CH3). D. isopren (CH2=C(CH3)-CH=CH2).
Câu 16: Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng?
A. Xenlulozơ. B. Caosu BuNa. C. Poli vinylclorua. D. Polietilen.
Câu 17: Polime có công thức [-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại nào?
A. Tơ nilon-6,6 B. Cao su C. Chất dẻo D. Tơ capron
Câu 18: Tên của hợp chất CH3OOCCH2CH3 là
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 19: Cho C4H8O2 (X) tác dụng với dd NaOH sinh ra C2H3O2Na. Ctct của X là
A. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC3H5.
Câu 20: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có thể tham gia vào
A. pứ tráng bạc. B. pứ với Cu(OH)2. C. pứ thuỷ phân. D. pứ đổi màu iot.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề thi HK1 môn Hóa học lớp 12 - Trường THPT Đặng Thai Mai (có đáp án), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!