ĐỀ BÀI:
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI KIỂM TRA 45 PHÚT HK 1
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 12
Thời gian 45’(kể cả thời gian phát đề)
Họ và tên:................................................................. Lớp:.............
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (8,0 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất và điền vào phần trả lời trắc nghiệm
Câu 1. Đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam nằm trong múi giờ
A. số 6. B. số 7. C. số 8. D. số 9.
Câu 2. Các điểm cực Bắc, Nam, Tây, Đông của nước ta lần lượt nằm ở các tỉnh
A. Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Khánh Hòa. B. Khánh Hòa, Cà Mau, Điện Biên, Hà Giang.
C. Điện Biên, Cà Mau, Hà Giang, Khánh Hòa. D. Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên.
Câu 3. Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với
A. Lào, Thái Lan, Campuchia. B. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
C. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. D. Campuchia, Thái Lan, Mianma.
Câu 4. Địa hình nước ta chủ yếu là
A. địa hình đồng bằng. B. địa hình đồi núi cao.
C. địa hình đồi núi thấp. D. địa hình bán bình nguyên và đồi trung du.
Câu 5. Địa hình đồi núi cao của nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 6. Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu là địa hình
A. đồng bằng. B. núi cao. C. núi thấp. D. bán bình nguyên.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng ven biển miền Trung?
A. Hẹp ngang.
B. Được bồi đắp chủ yếu bởi phù sa sông.
C. Dải ven biển thường là các cồn cát và đầm phá.
D. Bị các dãy núi chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
Câu 8. Tính chất bất đối xứng về địa hình giữa 2 sườn Đông – Tây biểu hiện rõ nhất ở vùng
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 9. Biển Đông là một vùng biển
A. không rộng. B. kín.
C. có đặc tính nóng ẩm. D. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Câu 10. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển nước ta phát triển mạnh nhất ở
A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.
Câu 11. Gió mùa mùa hạ của nước ta hoạt động trong thời gian nào?
A. Từ tháng IV đến tháng XI. B. Từ tháng V đến tháng XI.
C. Từ tháng XI đến tháng IV. D. Từ tháng V đến tháng X.
Câu 12. Loại gió hoạt động quanh năm, tác động đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là
A. gió Mậu dịch. B. gió mùa Đông Bắc.
C. gió phơn Tây Nam. D. gió địa phương.
Câu 13. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa ở
A. trên cả nước. B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. phía nam đèo Hải Vân. D. Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Câu 14. Lượng mưa trung bình năm ở nước ta khoảng
A. 1000mm – 1500mm. B. 1500mm – 2000mm.
C. 2000mm – 2500mm. D. 2500mm – 3000mm.
Câu 15. Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng là do
A. nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.
B. nằm liền kề với hai vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.
C. nằm gần trung tâm Đông Nam Á.
D. nằm phía Đông bán đảo Đông Dương.
Câu 16. Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do
A. tiếp giáp vùng biển rộng lớn. B. nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa.
C. nằm ở bán cầu Bắc. D. nằm trong vùng nội chí tuyến.
Câu 17. Sự đa dạng về bản sắc dân tộc của nước ta là nhờ vị trí địa lý
A. nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
B. nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến.
C. tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.
D. nằm ở nơi giao thoa của các nền văn minh lớn.
Câu 18. Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi nước ta là
A. động đất. B. khan hiếm nước.
C. địa hình bị chia cắt mạnh, sườn dốc. D. thiên tai (lũ quét, xói mòn, trượt lở đất).
Câu 19. Yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đồng bằng ven biển miền Trung là
A. biển. B. sông.
C. con người. D. vật liệu mang từ trung du, miền núi.
Câu 20. Đồng bằng châu thổ sông của nước ta được thành tạo chủ yếu do
A. tác động của chu kì tạo biển. B. tác động của biển.
C. bồi tụ. D. xâm thực – bồi tụ.
Câu 21. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cao nguyên nào dưới đây không thuộc vùng núi Tây Bắc?
A. Tà Phình. B. Sín Chải. C. Mộc Châu. D. Lâm Viên.
Câu 22. Ở nước ta, thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ
A. nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. B. địa hình 85% là đồi núi thấp.
C. chịu tác động thường xuyên của gió mùa. D. tiếp giáp với biển Đông (trên 3260 km bờ biển).
Câu 23. Ý nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?
A. Mang lại một lượng mưa lớn.
B. Làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
C. Làm tăng độ ẩm tương đối của không khí.
D. Làm giảm tính lục địa của các vùng phía tây đất nước.
Câu 24. Thiên tai gây hậu quả nặng nề nhất hàng năm cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là
A. sạt lở bờ biển. B. cát bay, cát chảy.
C. bão lớn kèm theo sóng lừng. D. triều cường gây ngập lụt.
Câu 25. Đặc điểm của gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta là
A. xuất hiện thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
D. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 26. Gió phơn khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ có nguồn gốc từ đâu?
A. Cao áp cận chí tuyến ở Bán cầu Nam. B. Cao áp ở Nam Ấn Độ Dương.
C. Cao áp ở Bắc Ấn Độ Dương. D. Cao áp cận chí tuyến ở nam Thái Bình Dương.
Câu 27. Đất phe-ra-lit ở nước ta thường bị chua vì
A. có sự tích tụ nhiều Fe2O3. B. mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.
C. có sự tích tụ nhiều Al2O3. D. quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
Câu 28. Trong vùng đặc quyền kinh tế nước ta, nước ngoài chỉ được phép
A. thăm dò dầu khí. B. khai thác đầu khí.
C. đánh bắt thủy hải sản. D. tự do hàng hải.
Câu 29. Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển?
A. Vịnh cửa sông. B. Bờ biển mài mòn.
C. Các vũng, vịnh nước sâu D. Các đầm, phá
Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam?
A. Địa hình cao nhất cả nước.
B. Gồm các khối núi và cao nguyên.
C. Gồm các cánh cung mở rộng về phía Đông Bắc.
D. Gồm nhiều dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 31. Hiện tượng sạt lở bờ biển phổ biến ở khu vực nào của nước ta?
A. Dải bờ biển Trung Bộ. B. Ven biển Đông Nam Bộ.
C. Ven biển đồng bằng Bắc Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 32. Ở đồng bằng ven biển miền Trung, từ biển vào, lần lượt có các dạng địa hình:
A. cồn cát và đầm phá; vùng thấp trũng; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
B. vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá.
C. vùng thấp trũng; cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
D. cồn cát và đầm phá;vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng thấp trũng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (2,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm
Địa điểm | Lượng mưa | Khả năng bốc hơi | Cân bằng ẩm |
Hà Nội | 1676 mm | 989 mm | + 687 mm |
Huế | 2868 mm | 1000 mm | + 1868 mm |
Tp. Hồ Chí Minh | 1931 mm | 1686 mm | + 245 mm |
(Nguồn: SGK Địa lí 12, nhà xuất bản giáo dục, 2015)
So sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề kiểm tra 45 phút HK 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2017-2018. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.