Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Đầm Dơi

 

TRƯỜNG THPT ĐẦM DƠI

TỔ HÓA HỌC

MÃ ĐỀ: 117

 

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM 2019-2020

MÔN Hoá Học, Khối 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(Đề thi gồm 2 trang giấy A4)

 

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là :

A. 0,  +2,  +6,  +4.       B. 0,  –2,  +4,  –4.         C. 0,  –2,  –6,  +4.    D. 0,  –2,  +6,  +4.

Câu 2 : Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi:

A. Sự góp chung các electron độc thân.                           

B. sự cho – nhận cặp electron hoá trị.

C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.    

D. lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.

Câu 3: Cho phương trình hoá học: aFe3O4 +   bHNO3 →   cFe(NO3)3 +  dNO +  eH2O

Sau khi cân bằng phương trình hoá học thì giá trị a bằng bao nhiêu:

A. 3.                                     B. 9.                                 C. 1.                                 D. 2.

Câu 4: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:

A. K, Mg, N, Si.                                             B. Mg, K, Si, N.                     

C. K, Mg, Si, N.                                             D. N, Si, Mg, K.

Câu 5: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là

A. As.                          B. S.                                        C. N.                           D. P.

Câu 6: Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tố là ns² np5. Liên kết của các nguyên tố này với nguyên tố hiđrô thuộc loại liên kết nào sau đây?

A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.                  B. Liên kết cộng hóa trị có cực.

C. Liên kết ion.                                                           D. Liên kết bội.

Câu 7: Cation R2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là   

A. Chu kì 3, nhóm VIIIA.     B. Chu kì 4, nhóm IIA.    

C. Chu kì 3, nhóm VIIA.       D. Chu kì 4, nhóm IA.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn m g Mg vào dd HNO3, giả sử chỉ thu được 0,448 lít khí N2 duy nhất(đktc). Giá trị của m là:      

A. 2,4 g.                           B. 1,2 g.                              C. 3,6 g.                                 D. 2,5 g.

Câu 9: Cho 26g Zn tác dụng vừa dủ với dd HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc). Số mol HNO3 có trong dd là:   

A. 0,4 mol                   B. 0,8mol                    C. 1,2mol                               D. 0,6mol

Câu 10: Cho 2 nguyên tố: X (Z = 12), Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành giữa X và Y là

A. XY                                  B. XY2                             C. X2Y2                           D. X2Y

Câu 11: Chia hỗn hợp gồm Mg và MgO thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Cho tác dụng hết với dd HCl thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch sau pứ chứa 14,25 gam muối

- Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu dược 0,448 lít khí X nguyên chất (đktc). Cô cạn cẩn thận và làm khô dung dịch sau phản ứng thu được 23 gam muối. Công thức phân tử của khí X là:

A. N2O.                       B.  NO2.                      C. N2.                          D. NO.    

Câu 12: Hoà tan hoàn toàn 25,6g hỗn hợp Fe, FeS, FeS2 và S bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y và V lit khí NO duy nhất. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 126,25g kết tủa. Giá trị của V là:

A. 27,58                      B. 19,04                      C. 24,64                      D. 17,92

Phần II: Tự luận

Câu 1:

a. Viết cấu hình electron của các nguyên tố 11Na, 18Ar và xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn? Giải thích? Cho biết nguyên tố là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích?

b. Dự đoán tính chất của chúng? Viết 5 ptpư minh họa cho mỗi chất (nếu có)?

Câu 2: Viết công thức electron, công thức cấu tạo các chất sau? H2, CH3NH2, H2S, C2H6, HCl

Câu 3: Cân bằng các phản ứng ôxy hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron.

a.  Zn   +  HNO3      →   Zn(NO3)2   +  NO   +    H2O

b.  Mg  +    H2SO4   →  MgSO4   +  H2S    +    H2O

c.   FeO   +  HNO3   → Fe(NO3)3  +  NO     +    H2O

Câu 4: Ôxít cao nhất của nguyên tử nguyên tố R là RO2. Trong hợp chất khí với hiđro, H chiếm  25% về khối lượng.

a. Xác định nguyên tố R.

b. Hợp chất (RO2). Viết pt pứ xảy ra (nếu có)

Khi cho RO2 tác dụng với dung dịch: NaAlO2, Ca(OH)2 thiếu, K2O, Ca(OH)2 dư, dung dịch KMnO4, Mg

Câu 5: Cho 8,4 gam một kim loại R có hóa trị 2 khi tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 ở (ĐKTC) và dung dịch A chứa 24,525 gam chất tan.

a. Xác định tên kim loại R.

b. Cho dung dịch A tác dụng với lượng dư AgNO3 thu được m gam kết tủa và có V lít khí NO thoát ra ở (đktc). Tìm m và V?

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Đầm Dơi. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?