TRƯỜNG THCS&THPT VIỆT ANH | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 NĂM HỌC 2019-2020 |
Phần I. Trắc nghiệm: (5 điểm):
Đọc kỹ các câu sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước nội dung đúng vào giấy kiểm tra.
Câu 1. Cộng động dân cư là:
A. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
B. Những người cùng bộ tộc.
C. Những người cùng sắc tộc.
D. Những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ gắn bó và hợp tác cùng thực hiện vì lợi ích chung.
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây thể hiện nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
A. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
B. Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường.
C. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
D. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm.
Câu 3. Biểu hiện nào thiếu văn hóa ở cộng đồng dân cư:
A. Tụ tập đánh bạc, chích hút ma túy.
B. Trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường.
C. Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.
D. Làm vệ sinh đường làng ngõ xóm.
Câu 4. Học sinh cần góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư:
A. Tham gia tổng vệ sinh toàn trường.
B. Tụ tập đánh bạc.
C. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm.
D. Hút, hít thử chất ma tuý.
Câu 5. Biểu hiện nào sau đây của người học sinh chưa góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?
A. Mở đài to trong giờ nghỉ của mọi người.
B. Đi nhẹ, nói khẽ khi mọi người đang ngủ.
C. Không nói tục, chửi bậy.
D. Vứt rác đúng nơi qui định.
Câu 6. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư cần tránh:
A. Xây dựng tình cảm cục bộ theo lối dòng họ.
B. Bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.
C. Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.
D. Xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh phong phú.
Câu 7. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa:
A. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
B. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên.
C. Góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
D. Góp phần làm cho đời sống người dân ổn định, phát triển.
Câu 8. Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư đem lại lợi ích:
A. Bảo vệ, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
B. Bảo vệ phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
C. Làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc.
D. Phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Câu 9. Em không tán thành ý kiến nào sau đây về xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?
A. Tham gia đội dân phòng là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
B. Giúp nhau làm kinh tế để xoá đói giảm nghèo là góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
C. Trồng cây, làm vệ sinh đường phố, làng xóm là thể hiện nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
D. Học sinh dù còn nhỏ cũng có thể tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
Câu 10. Theo em, học sinh cần tránh việc gì để xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư?
A. Tụ tập chơi bời, chích hút ma tuý.
B. Vận động gia đình thực hiện các quy ước của cộng đồng.
C. Bản thân không làm các điều xấu ở mọi nơi, mọi lúc.
D. Tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở cộng đồng.
Câu 11. Thế nào là tự lập?
A. Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
B. Là tự làm lấy, tự tạo dựng cuộc sống; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
C. Là tự giải quyết công việc của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
D. Là tự giải quyết công việc, không cần ai nhắc nhở.
Câu 12. Người có tính tự lập là người:
A. Thành công trong cuộc sống, xứng đáng nhận được mọi người kính trọng.
B. Nhận được sự tin yêu của mọi người.
C. Gặt hái được nhiều thành công.
D. Không thất bại trong cuộc sống.
Câu 13. Biểu hiện nào thể hiện tính tự lập?
A. Luôn dậy sớm và tự chuẩn bị bữa ăn sáng rồi đi học.
B. Thường xuyên nhờ bạn giải bài tập.
C. Nhà giầu nên A không cần đi làm gì cả, 24 tuổi vẫn chưa có việc làm.
D. Mặc dù học lớp 8 nhưng Hoa vẫn nhờ người khác giặt đồ và dọn phòng cho mình.
Câu 14. Em tán thành ý kiến nào dưới đây nói về tự lập?
A. Tự lập trong cuộc sống không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.
B. Không thể thành công nếu chỉ tự lập.
C. Những thành công do nhờ vào sự nâng đỡ bao che của người khác thì rất bền vững.
D. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.
Câu 15. Theo em, học sinh cần rèn luyện đức tính tự lập:
A. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường; trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày.
B. Ngay từ khi còn nhỏ.
C. Trong học tập, lao động.
D. Trong sinh hoạt hàng ngày.
Câu 16. Hành động Bác Hồ giơ đôi bàn tay và nói “Đây, tiền đây” thể hiện đức tính:
A. Tự lập.
B. Siêng năng.
C. Kiên trì.
D. Siêng năng, kiên trì.
Câu 17. Biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo:
A. Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
B. Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
C. Suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
D. Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
Câu 18. Hành vi nào sau đây thể hiện lao động tự giác và sáng tạo?
A. Làm việc hết sức mình và luôn tìm tòi, cải tiến nâng cao chất lượng công việc.
B. Làm theo ý mình không cần đúng quy trình sản xuất.
C. Luôn làm theo đúng công thức đã được hướng dẫn.
D. Chỉ làm cho xong công việc mà mình được giao.
Câu 19. Theo em, những ai cần góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?
A. Mỗi công dân trong cộng đồng.
B. Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên.
C. Tổ trưởng dân phố.
D. Một số người trong gia đình.
Câu 20. Học sinh cần rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo:
A. Làm việc có kế hoạch và không làm phiền đến ai.
B. Làm việc thiếu kế hoach.
C. Làm việc thiếu tự giác và sáng tạo.
D. Làm việc thiếu trách nhiệm.
Phần II. Tự luận: (5 điểm):
Câu 1. (3 điểm):
a. Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
b. Vì sao cần phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
Câu 2. (1 điểm): Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo?
Câu 3. (1 điểm): Cho tình huống sau:
Nhà cách trường có 5 km nhưng hôm nào Hà cũng được bố đưa đón bằng xe máy. Quần áo của Hà cũng được mẹ giặt và là (ủi) cho. Thấy vậy, Thanh hỏi:
- Đã là học sinh lớp 8 rồi mà cậu chưa thể tự đạp xe đến trường và tự giặt là (ủi) quần áo
được à?
- Hà hồn nhiên trả lời:
- Bố mẹ có yêu mình thì mới làm như vậy. Chúng mình vẫn còn nhỏ, chăm sóc là trách nhiệm của cha mẹ.
Em có đồng ý với ý kiến của Hà không? Vì sao?
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD lớp 8 Trường THCS&THPT Việt Anh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây: