ĐỀ KIỂM TRA SỐ 4
TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: NGỮ VĂN 9
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 2 ĐIỂM)
Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng:
Câu 1: Thành ngữ nào sau đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?
- Ông nói gà, bà nói vịt. C. Ăn đơm nói đặt
- Ăn không nói có. D. Nói nhăng nói cuội.
Câu 2: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của giao tiếp, không thiếu, không thừa” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?
- Phương châm về lượng. C. Phương châm về chất.
B.Phương châm quan hệ. D. Phương châm lịch sự.
Câu 3: Từ ngữ nào là từ ngữ mới trong các từ sau?
- Nhà cửa. B. Ruộng đồng. C. Thuốc men D. Vi sóng
Câu 4: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?
- Một. B. Hai C. Ba D. Bốn
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là thuật ngữ?
- Biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ. C. Có tính chính xác cao.
- Có tính biểu cảm cao. D. Có tính hệ thống quốc tế.
Câu 6: Từ “tay” trong câu: “Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” Được dùng theo nghĩa nào?
- Nghĩa gốc. C. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
- Nghĩa mới xuất hiện. D. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.
Câu 7: Khi người tham gia giao tiếp nói úp úp mở mở khiến cho người nghe không biết được thông tin chính xác là vi phạm phương châm hội thoại nào?
- Phương châm về chất C. Phương châm về lượng
- Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức
Câu 8: Dòng nào sau đây có chứa từ không phải là từ xưng hô trong hội thoại?
- Chàng, thiếp, kẻ, hắn. bác. C. Đứa con, kẻ, chàng, ông, thiếp.
- Thiếp, kẻ, con, bác, ông. D. Thiếp, kẻ, nàng, bác, hắn.
II.PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm): Cho câu thơ sau:
“Làn thu thủynét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”
a.Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ trên.
b.Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu.
Câu 2 (4 điểm): Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo mô hình diễn dịch trình bày cảm nhận của em về khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy). Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và một lời dẫn trực tiếp. (Gạch chân, chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và câu ghép).
Câu 3 (2 điểm): Em hãy cho biết tại sao mỗi học sinh cần phải rèn luyện để làm tăng vốn từ? Em đã rèn luyện như thế nào để làm tăng vốn từ của mình?
...............Hết.............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đ.án | A | A | D | B | B | D | D | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu 1:
a.HS chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa.
b.Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:
- Làm nổi bật vẻ đẹp vượt trội của Thúy Kiều: Đôi mắt linh hoạt, trong trẻo như làn nước mùa thu…
- Hàm ý dự báo về số phận của nhân vật.
Câu 2:
HS viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
Nội dung: HS cảm nhận được cái hay của khổ thơ để làm nổi bật những suy ngẫm, triết lí sâu xa của tác giả về đạo lí sống của con người. Cụ thể:
- Hình ảnh trăng tròn vạnh vạnh (ẩn dụ cho vẻ đẹp nghĩa tình vẫn vẹn nguyên của quá khứ, của nhân dân, đồng đội)
- Ánh trăng im phăng phắc (nhân hóa, thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vùa bao dung độ lượng)
- Sự thức tỉnh của con người “giật mình” (HS cảm nhận, phân tích kĩ)
Hình thức:
- Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt ý rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Đúng đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch.
- Sử dụng và gạch chân đúng câu ghép, lời dẫn trực tiếp
Câu 3: HS tự liên hệ
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Yên Thường. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC 247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho quý thầy cô làm tài liệu ra đề thi thử cho các em. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để đạt kết quả cao.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Ngữ Văn 9 có gợi ý chi tiết
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---