Bộ 5 đề ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Lê Lợi

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: CTCT của khí êtilen là

A.               

B.                 

C. CH2 = CH2              

D. A và C đúng

Câu 2: Hỗn hợp gồm bao nhiêu thể tích mêtan và bao nhiêu thể tích oxi là hỗn hợp nổ mạnh

A. Hai thể tích mêtan và một thể tích ôxi                             

B. Một thể tích mêtan và hai thể tích ôxi

C. Một thể tích mêtan và ba thể tích ôxi                                

D. Hai thể tích mêtan và ba thể tích ôxi

Câu 3: Phản ứng đốt cháy mêtan, êtilen là phản ứng

A. Thu nhiệt                 

B. Tỏa nhiệt                     

C. Không tỏa nhiệt     

D. Không tỏa nhiệt, cũng không thu nhiệt

Câu 4: Dãy chất nào dưới đây gồm toàn hợp chất hữu cơ ?

A. CH4, C12H22O11, CO, CCl4                                                 

B. C2H2, C5H12, CH3Br, CO2

C. CCl4, C4H4, C6H5NH2, (- CH2 – CH2 -)n                           

D. C6H6, C4H10, Na2CO3, C2H5ONa

Câu 5: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị

A. I                 

B. II               

C. III              

D. IV

Câu 6: Trong phân tử mêtan có bao nhiêu liên kết đơn ?

A. 4                

B. 3                

C. 2                

D. 1

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hiđrôcácbon X thu được 3 mol CO2 và 4 mol H2O. Tìm CTPT và CTCT (dạng đầy đủ và dạng thu gọn) của X.

Câu 2: Chia 27,2 (g) hỗn hợp CH4, C2H4 làm hai phần bằng nhau

Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn thu được V (l) CO2 (đktc)

Phần 2 cho tác dụng vừa đủ với 160 (g) dd Br2 20%

a) Tính khối lượng C2H4, khối lượng CH4 có trong 27,2 (g) hỗn hợp

b) Tính V

Câu 3: Trùng hợp etilen thu được chất (-CH2 – CH2 -)n có khối lượng mol là 1400 (g.mol). Tìm n ?

 

ĐỀ SỐ 2:

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Khi đốt cháy ankan có công thức CnH2n+2 (n  1) thu được H2O và CO2 với tỉ lệ  biến đổi như thế nào khi n tăng ?

A. Tăng từ 2 đến 3     

B. Giảm từ 2 đến 1    

C. Tăng từ 1 đến 2     

D. Giảm từ 1 đến 0

Câu 2: Khí nào là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu ?

A. CH4                        

B. C2H4                      

C. C2H2                      

D. C4H8

Câu 3: Hợp chất C5H12 có bao nhiêu CTCT ?

A. 2                            

B. 3                            

C. 4                            

D. 5

Câu 4: Đưa bình đựng hỗn hợp khí CH4 và Cl2 ra ánh sáng. Sau một thời gian cho nước có pha chất quỳ tím vào bình rồi lắc nhẹ. Hỏi màu sắc của nước biến đổi như thế nào ?

A. Nước chuyển sang màu xanh                    

B. Nước không bị chuyển màu          

C. Nước chuyển sang màu đỏ            

D. Nước chuyển sang màu đen

Câu 5: Một hỗn hợp khí gồm CH4 và CO2. Có thể dùng hóa chất nào sau đây để tách hai chất khí đó ?

A. NaHCO3 dư             

B. P2O5                      

C. K2SO4 và NaOH   

D. NaOH dư và HCl dư

Câu 6: Tiến hành crackinh 22,4 (l) khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 chưa bị crackinh. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A thu được x (g) CO2 và y (g) H2O. Giá trị của x và y tương ứng là

A. 176 và 180            

B. 44 và 18                 

C. 44 và 72                 

D. 176 và 90

Câu 7: Hợp chất X có %C = 54,54%, %H = 9,1% còn lại là oxi. Biết MX = 88 g.mol. CTPT của X là

A. C4H10O                 

B. C5H12O                 

C. C4H10O2                 

D. C4H8O2

Câu 8: Đốt cháy 1,12 (l) khí C4H10 (đktc) thu được a (g) CO2. Giá trị của a là

A. 4,4 g                     

B. 22 g                       

C. 8,8 g                         

D. 88 g

Câu 9: Dãy chất nào sau đây gồm toàn dẫn xuất của hiđrocacbon ?

A. C2H5OH, CH3COOH, HCHO, C2H5COOCH3                            

B. CH3[CH2]4CH3, CH3COONa, CH3Cl, C2H5Cl

C. C3H5(OH)3, C2H5Br, (CH3COO)2Mg, CH3CH(CH3)CH3

D. CH3OH, C2H5OH, CO, C6H12O6

Câu 10: Cho 21,2 gam hỗn hợp X gồm CH4 và C2H4 đi qua bình đựng dd brom dư thì thu được 94 gam C2H4Br2. Tính trong hỗn hợp X:

A. 52,63%                  

B. 47,37%                  

C. 66,04%                  

D. 33,96%

Câu 11: Cho các phát biểu sau:

(1) Mỏ dầu thường có 3 lớp: lớp khí mỏ dầu, lớp dầu lỏng, lớp nước mặn

(2) Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy có tỏa nhiệt và phát sáng

(3) Than mỡ, than non là những nhiên liệu lỏng

(4) Metan, etilen, axetilen, benzen lần lượt có phân tử khối là 16 đvC, 28 đvC, 27 đvC, 78 đvC

(5) Cho CaC2 vào nước thu được khí (X), dẫn khí (X) vào ống nghiệm đựng dung dịch brôm thì dung dịch brôm không bị nhạt màu

(6) CH4, C2H4, C2H2 là những chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí

Số phát biểu đúng là

A. 4                

B. 1                

C. 2                

D. 3

Câu 12: Benzen không thể hòa tan chất nào

A. Iot             

B. Dầu ăn       

C. Nước         

D. Cao su

---(Nội dung đầy đủ chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5:

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: CTPT của saccarozơ là

A. C2H4                     

B. C6H12O6    

C. C12H22O11             

D. C6H12O7

Câu 2: Nhóm chức của axit là

A. – OH                       

B. – COOH    

C. – CO –                   

D. – CHO

Câu 3: CTCT của rượu êtylíc là

A. CH3CH2OH                      

B. C2H5OH                

D. Tất cả đều đún

Câu 4: Chất nào tác dụng được với Na, NaOH, Na2CO3, NaHCO3 ?

A. CH3COOH           

B. C2H5OH                

C. C12H22O11             

D. (C15H31COO)3C3H5

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau:

C2H4 → X → CH3COOH → CH3COOC2H5. X là

A. CH4                       

B. CH3CH2OH                      

C. C2H2                                  

D. C6H6

Câu 6: Hóa chất nào dưới đây có thể dùng để nhận biết 2 lọ mất nhãn chứa rượu etylic và axit axetic ?

A. Fe                          

B. CaCO3                   

C. Quỳ tím                 

D. Tất cả đều đúng 

Câu 7: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol.l) của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,02M.                     

B. 0,10M.                            

C. 0,20M.                               

D. 0,01M

Câu 8: Khí CH4 có lẫn tạp chất là C2H4, CO2, SO2, H2S. Hóa chất để loại bỏ các tạp chất trên và thu được khí CH4 tinh khiết là

A. dd Br2, dd NaOH  

B. dd Ca(OH)2, dd Br2                      

C. dd HCl, dd H2SO4            

D. A và B đúng

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Khối lượng mol của saccarôzơ là 342 g.mol                   

(2) Saccarôzơ không có phản ứng tráng gương

(3) Êtyl axêtát không phải là một este                                   

(4) Thành phần chính của đất đèn là nhôm cácbua

(5) C2H6O có ba đồng phân                                       

(6) Một trong những ứng dụng của glucôzơ là sản xuất vitamin C

(7) Glucôzơ không có trong cơ thể người và động vật

(8) Các phân tử mê tan có thể kết hợp với nhau để tạo thành pôlime. Phản ứng ấy được gọi là phản ứng trùng hợp

(9) 200 (ml) rượu 450 có 90 (ml) rượu nguyên chất

(10) Nhỏ vài giọt dung dịch iốt vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột sẽ thấy chuyển sang màu đỏ

Số phát biểu sai là

A. 5                

B. 6                

C. 4                

D. 3

Câu 10: Cho dd CH3COOH x% tác dụng vừa đủ với dd NaOH 10% thu được dd muối có nồng độ 10,25%. Tính x

A. 15%                       

B. 30%                       

C. 32,36%      

D. 25%                       

Câu 11: Đun 0,92 (g) C2H5OH  với 1,8 (g) CH3COOH (xt: H2SO4 đặc) thu được 0,88 (g) êtyl axêtát. Hiệu suất phản ứng trên là bao nhiêu ?

A. 30 %          

B. 40%                       

C. 50%                       

D. 60%

Câu 12: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 750.           

B. 810.            

C. 650.           

D. 550.

II. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 13: Nêu hiện tượng và viết PTHH xảy ra cho mỗi trường hợp sau:

a) Cho mẩu kali vào cốc chứa etanol

b) Cho dd NaHCO3 vào ống nghiệm chứa dd axít axêtíc

c) Nhỏ vài giọt dd H2SO4 loãng vào ống nghiệm chứa dd saccarôzơ, đun nóng. Sau đó nhỏ dd kiềm để trung hòa axit dư. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3.NH3 (hoặc Ag2O.NH3).

Câu 14:          

a) Cho hỗn hợp X gồm C2H5OH và CH3COOH tác dụng hết với natri, thu được 0,672 (l) H2 (đktc). Mặt khác nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dd NaOH thì cần vừa đủ 200 ml dd NaOH 0,2 mol.lít. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu

b) Poli (vinyl clorua) PVC có công thức: ( – CH2 – CHCl – )n có phân tử khối bằng 35 000 đ.v.C. Xác định giá trị của n.                                                   

Câu 15:

a) Có câu:

                        “Rượu làm từ gạo mà ra

                  Ta đây uống rượu cũng là ăn cơm”

Hãy viết PTHH điều chế rượu từ gạo

b) Nếu có 1 tấn bột gạo chứa 70% tinh bột thì thể tích rượu etylic thu được là bao nhiêu ? Biết rằng sự hao hụt trong sản xuất là 15%, rượu etylic có D = 0,8 g.cm3.

...

Trên đây là nội dung trích dẫn Bộ 5 đề ôn thi HK2 năm 2020 môn Hóa học 9 Trường THCS Lê Lợi, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!    

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?