TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 2 HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2019-2020 MÔN: VẬT LÝ 12 THỜI GIAN: 45 PHÚT |
Họ, tên thí sinh: ............................. Lớp: ................ |
Câu 1: Điều kiện để hai sóng cơ gặp nhau và xuất hiện những chỗ dao động mạnh và những chỗ đứng yên là hai nguồn
A. cùng tần số và cùng biên độ.
B. cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
C. cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
D. cùng tần số và hiệu số pha thay đổi theo thời gian.
Câu 2: Trong vùng giao thoa của hai sóng kết hợp, những điểm dao động với biên độ cực đại khi độ lệch pha của hai sóng từ hai nguồn truyền đến thỏa
A. \(\Delta \varphi = 2k\pi \) B. \(\Delta \varphi = \left( {2k + 1} \right)\pi \).
C. \(\Delta \varphi = \left( {2k + 1} \right)\frac{\pi }{2}\). D. \(\Delta \varphi = k\pi \)
Câu 3: Hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn S1 và S2 cùng pha. Những điểm dao động với biên độ cực tiểu sẽ có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn truyền đến bằng
A. số nguyên lần bước sóng. B. số nguyên lẽ lần nửa bước sóng.
C. số bán nguyên lần nửa bước sóng. D. số nguyên lần nửa bước sóng.
Câu 4: Chọn phát biểu sai khi nói về sự phản xạ của sóng?
A. Nếu vật cản cố định, sóng phản xạ cùng pha với sóng tới tại điểm phản xạ.
B. Sóng phản xạ cùng chu kì với sóng tới.
C. Nếu vật cản tự do, sóng phản xạ cùng pha với sóng tới tại điểm phản xạ.
D. Sóng phản xạ cùng bước sóng với sóng tới.
Câu 5: Các phần tử vật chất tại bụng sóng và nút sóng gần nhất của sóng dừng cách nhau khoảng
A. một bước sóng. B. nửa bước sóng.
C. một phần từ nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng.
Câu 6: Điều kiện để xảy ra sóng dừng trên dây đàn hồi hai đầu cố định là chiều dài dây bằng
A. số nguyên lần nửa bước sóng. B. số nguyên lần một phần tư bước sóng.
C. số bán nguyên lần bước sóng. D. số bán nguyên lần nửa bước sóng.
Câu 7: Chọn kết luận đúng khi nói về sóng âm?
A. Tai người nghe được những âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 kHz.
B. Hạ âm là sóng âm có tần số rất thấp. C. Siêu âm là sóng âm có tần số rất lớn.
D. Âm thanh là sóng âm có tần số lớn hơn tần số hạ âm và nhỏ hơn tần số siêu âm.
Câu 8: Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào
A. biên độ sóng. B. tần số sóng. C. tính chất môi trường. D. bước sóng.
Câu 9: Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm, nó gắn liền với
A. tần số âm. B. cường độ âm. C. đồ thị dao động âm. D. mức cường độ âm.
Câu 10: Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1; S2 có cùng biểu thức sóng u = 2cos100πt (cm). Biết vận tốc truyền sóng 4 m/s. Điểm M trên mặt nước cách hai nguồn lần lượt là 7 cm và 9 cm sẽ dao động với biên độ là
A. 4 cm. B. 2 cm.
C. 0. D. \(2\sqrt 2 \)cm.
Câu 11: Hai nguồn sóng kết hợp S1; S2 cách nhau 13 cm tạo ra hai sóng cùng biểu thức u1 = u2 = 2cos100πt(cm), vận tốc truyền sóng là 2 m/s. Số vị trí dao động với biên độ bằng 0 và 4 cm trên đoạn S1S2
A. 6; 7. B. 7; 6.
C. 7; 8. D. 8; 7.
Câu 12: Thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước tại hai nguồn A, B cùng pha, cách nhau 12 cm. Điểm M trên mặt nước thuộc nửa đường thẳng By vuông góc AB có biên độ cực đại cách B đoạn lớn nhất là 47,25 cm. Điểm N thuộc By có biên độ cực đại cách A đoạn ngắn nhất có giá trị gần giá trị nào?
A. 11 cm. B. 9 cm.
C. 13 cm. D. 14 cm.
Câu 13: Một sợi dây AB dài 0,56 m căng ngang, đầu A tự do, đầu B gắn với một nhánh âm thoa dao động với tần số 40 Hz. Trên dây AB có sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 11,2 m/s. B. 12,8 m/s.
C. 25 m/s. D. 10 m/s.
Câu 14: Một dây AB dài 1 m có đầu B cố định. Tại đầu A thực hiện một dao động điều hoà có tần số 40 Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây là 20 m/s. Trên dây có
A. 4 nút, 3 bụng. B. 5 nút, 4 bụng.
C. 6 nút, 5 bụng. D. 7 nút, 6 bụng.
Câu 15: Đầu A của sợi dây đàn hồi AB (dài 0,8 m) rung với tần số 50 Hz. Trên dây có sóng dừng với tổng số bụng và số nút sóng là 11. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A. 24 m/s. B. 16 m/s.
C. 17,8 m/s. D. 20 m/s.
Câu 16: Biết cường độ âm chuẩn là 10-12 W/m2. Mức cường độ âm ứng với cường độ 10-3 W/m2 có giá trị
A. 100 dB. B. 120 dB.
C. 80 dB. D. 90 dB.
Câu 17: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20 dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là 30 dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần có tại O bằng
A. 4. B. 3. C. 5. D. 7.
Câu 18: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện C một điện áp xoay chiều (U không đổi, tần số f thay đổi). Kết luận nào đúng.
A. Trong mạch không tồn tại dòng điện xoay chiều. B. Cường độ dòng điện hiệu dụng tỉ lệ với tần số f.
C. Cường độ dòng điện hiệu dụng tỉ lệ nghịch với tần số f.
D. Cường độ dòng điện hiệu dụng không phụ thuộc tần số f.
Câu 19: Cảm kháng của cuộn dây
A. tỉ lệ thuận với chu kì dòng điện. B. tỉ lệ thuận với tần số dòng điện.
C. không phụ thuộc vào tần số dòng điện. D. không phụ thuộc vào độ tự cảm của cuộn dây.
Câu 20: Điện áp hiệu dụng xoay chiều có biên độ là 311 V thì giá trị hiệu dụng bằng
A. 156 V. B. 380 V.
C. 311 V. D. 220 V.
Câu 21: Trong các đại lượng đặc trưng dòng điện xoay chiều, đại lượng không dùng giá trị hiệu dụng là
A. công suất. B. điện áp.
C. suất điện động. D. dòng điện.
Câu 22: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng hai đầu mạch; i, I; I0 là lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của dòng điện qua mạch. Hệ thức nào sai?
A. \(\frac{U}{{{U_0}}} - \frac{I}{{{I_0}}} = 0\). B. \(\frac{u}{{{U_0}}} - \frac{i}{{{I_0}}} = 0\) .
C. \(\frac{U}{{{U_0}}} + \frac{I}{{{I_0}}} = \sqrt 2 \). D. \(\frac{{{u^2}}}{{U_0^2}} + \frac{{{i^2}}}{{I_0^2}} = 1\).
Câu 23: Khi tăng tần số dòng điện qua đoạn mạch chỉ có tụ điện lên 4 lần thì dung kháng của mạch
A. tăng lên 2 lần. B. tăng lên 4 lần.
C. giảm xuống 2 lần. D. giảm xuống 4 lần.
Câu 24: Dòng điện xoay chiều i = 2cos100πt (A) qua đoạn mạch AB. Cường độ dòng điện hiệu dụng là
A. 2,8 A. B. 2,0 A.
C. 1,4 A. D. 2,5 A.
Câu 25: Khung dây dẫn quay đều trong từ trường đều với vận tốc 600 vòng/phút. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 1/π mWb, khung dây có 100 vòng. Suất điện động cực đại trong khung dây là
A. 20 V. B. 0,2 V.
C. 2 V. D. 200 V.
Câu 26: Từ thông qua một khung dây dẫn là Ф =\(\frac{{0,5}}{\pi }\) .cos(120pt + π/3)(Wb). Biểu thức suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là
A. e = 60cos(100πt - π/6) (V). B. e = 60cos(120πt + π/3) (V).
C. e = 60cos(120πt - π/6) (V). D. e = 60cos(120πt - π/2) (V).
Câu 27: Đoạn mạch điện chỉ có cuộn cảm thuần, đặt vào hai đầu mạch điện áp u = U0cos(2πft) (U0 không đổi; f thay đổi). Khi tần số là f1 thì cảm kháng của mạch là 60 Ω. Khi tần số là 1,5f1 thì cảm kháng là
A. 40 Ω. B. 90 Ω. C. 30 Ω. D. 60 Ω.
Câu 28: Đặt điện áp u = U0cos100πt (t tính bằng s) vào hai đầu một tụ điện có điện dung 31,83 μF. Dung kháng của tụ điện là
A. 150 W B. 200 W
C. 50 W D. 100 W
Câu 29: Đặt một điện áp u = U0cos(100πt - π/3) (V) vào hai đầu một tụ điện có điện dung 2.10-4/π F. Ở thời điểm điện áp hai đầu tụ điện là 150 V thì dòng điện trong mạch là 4 A. Biểu thức dòng điện trong mạch
A. i = 5cos(100πt + π/6) (A). B. i = 4 \(\sqrt 2 \)cos(100πt + π/6) (A).
C. i = 4 \(\sqrt 2 \)cos(100πt - π/6) (A). D. i = 5cos(100πt - π/6) (A).
Câu 30: Đặt điện áp u = 110cos(120πt)(V) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,25/π H thì dòng điện hiệu dụng trong mạch gần giá trị nào?
A. 3,1 A. B. 2,6 A. C. 4,4 A. D. 1,5 A.
ĐÁP ÁN
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Vật lý 12 năm học 2019-2020 trường THPT Quang Trung có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.