ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH LỚP 10
I. Phần văn bản
1. Bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu.
Tác giả
- Chính Hữu sinh năm 1926 - 2007, tên thật Trần Đình Đắc, quê: Can Lộc - Hà Tĩnh.
- Nhà thơ quân đội, chuyên viết về người lính và chiến tranh.
- Được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000
Tác phẩm:
- Sáng tác đầu năm 1948, tiêu biểu viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp.
Nội dung:
- Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:
- Cùng chung cảnh ngộ - vốn là những người nông dân nghèo ở những miền quê hương “nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”.
- Cùng chung lý tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ:
- Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương.
- Sát cánh bên nhau trong cuộc sống, chiến đấu bất chấp những gian khổ thiếu thốn
- Biểu tượng của tình đồng chí (3 câu cuối).
- Trong cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới, người lính vẫn hiện lên với một vẻ đẹp độc đáo, súng dưới đất chỉa lên, trăng trên trời lơ lửng như treo trên mũi súng.
- Súng là biểu tượng của chiến tranh, trăng là biểu tượng của cuộc sống thanh bình, từ đó sẽ là ý nghĩa cao đẹo của sự nghiệp người lính.
Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hớp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
Ý nghĩa văn bản: Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.
2. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật
Tác giả:
Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tác phẩm:
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”.
Nhan đề bài thơ:
Qua hình ảnh những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe, tác giả ca ngợi những người chiến sĩ lái xe trẻ trung, hiên ngang, bất chấp khó khăn nguy hiểm ngày đêm lái xe chi viện cho chiến trường, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nội dung:
- Hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kínhà Hiện thực khốc liệt thời kỳ chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính.
- Hình ảnh những người lính lái xe àSức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ - của một dân tộc kiên cường, bất khuất.
- Khát vọng giải phóng miền nam thống nhất đất nướcà trái tim của những người yêu nước
Nghệ thuật:
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.
Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kỳ chống giặc Mỹ xâm lược.
3. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy cận
Tác giả:
Huy Cận (1919-2005) là nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới.
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
giữa năm 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh, nhà thơ đã sáng tác bài thơ này.
Mạch cảm xúc trong bài thơ:
theo trình tự thời gian đoàn thuyền của ngư dân ra khơi đánh cá và trở về.
Nội dung:
- Hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Đoàn thuyền đánh cá trên biển
- Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
Nghệ thuật
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá,...
- Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
- Miêu tả sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động ví sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
II. Phần Tiếng Việt
1. Các phương châm hội thoại:
- Phương châm về lượng ; khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
- Phương châm về chất ; khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.
- Phương châm quan hệ ; khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
- Phương châm cách thức ; khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
- Phương châm lịch sự ;khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.
Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.
Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
- Người nói phải ưu tiên cho một p/c hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
2. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
Trên đây là trích dẫn một phần đề cương ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn của Trường THCS Phước Long. Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---