Đề kiểm tra HK2 môn Ngữ Văn 9 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM                                                                  ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

                                                                                                                         NĂM HỌC: 2018 - 2019

                                                                                                                           MÔN: Ngữ Văn 9

                                                                                                                            ( Đề gồm 01 trang )

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu: 

 (1) Vắng lặng đến phát sợ. (2)Cây còn lại xơ xác. (3) Đất nóng. (4) Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. (5) Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? (6)Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. (7) Tôi đến gần quả bom. (8)Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. (9)Tôi sẽ không đi khom. (10)Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang (17)

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 2. (1.0 điểm). Xét về cấu trúc, câu (5) thuộc kiểu câu gì? Vì sao? 

Câu 3. (1.0 điểm) Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết lặp và phép thế trong các câu (7), (8), (9), (10). 

Câu 4. (1.0 điểm) Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong đoạn trích. 

Câu 5. (1.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước hiện nay (viết từ 5 đến 7 dòng). 

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 

Mà sao nghe nhói ở trong tim !

 

Mai về miền Nam thương trào nước mắt 

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 

(Viễn Phương – Viếng lăng Bác Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 58)

.........HẾT..........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Câu 1. (1.0 điểm)

Thành phần tình thái: Chắc

Câu 2. (1.0 điểm)

Câu (5): Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? thuộc kiểu câu đơn vì đây là câu có một cụm chủ vị

Câu 3. (1.0 điểm)

  • Từ ngữ thực hiện phép liên kết lặp: tôi, không, đi khom

Từ ngữ thực hiện phép thế: các anh ấy - các chiến sĩ

Câu 4. (1.0 điểm)

Cần đạt được các ý sau:

  • Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nhân vật tôi vẫn bình tĩnh, dũng cảm, vượt qua chính mình, vượt qua hiểm nguy, hoàn thành nhiệm vụ.
  • Là đại diện của tuổi trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mý: yêu nước, anh hùng

Câu 5. (1.0 điểm) 

Cần đưa ra 2 ý:

  • Thể hiện niềm tự hào đối với thế hệ cha anh quả cảm, anh dũng sẵn sàng chiến đấu hi sinh bảo vệ hòa bình Tổ quốc.
  • Bản thân em cần làm gì? (nỗ lực học tập, rèn luyện, đóng góp trong tương lai xây dựng và bảo vệ đất nước)

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Tham khảo dàn ý:

I. Mở bài:

  • Năm 1976, nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác, đứng trước một con người vĩ đại của nhân loại, không kiềm được nỗi xúc động trào dâng. Tác giả viết bài thơ Viếng lăng Bác.
  • Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác, đặc biệt là hai khổ thơ cuối.

II. Thân bài: 

1. Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:

Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:

"… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

  • Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
  • Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.

2. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam:

  • Khổ thơ thứ tư (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác để luôn được ở bên Người.

“Mai về niềm Nam thương trào nước mắt

 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

 Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

  • Từ “muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.
  • Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu, muốn được gắn bó bên Bác:

“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta

 Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”

            -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần đề kiểm tra giữa HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 9 của Sở GD&ĐT Quảng Nam. Để xem được đầy đủ nội dung đề kiểm tra, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Bàn Đạt

Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Phòng GD&ĐT Tây Hoà

Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 9 - Trường THCS Thăng Bình

 ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?