ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 10
NĂM HỌC: 2020-2021
A. Lý thuyết
1. Thổ nhưỡng quyển: Ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình hình thành đất
a. Đá mẹ
-Khái niệm: Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc.
-Vai trò:Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khóang vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng tới các tính chất của đất.
b. Khí hậu
-Nhiệt, ẩm làm đá gốc bị phá hủy => sản phẩmphong hóa => phong hóa thành đất.
-Nhiệt, ẩm => hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất; môi trường để vi sinh vật phân giải, tổng hợp chất hữu cơ.
c. Sinh vật
-Thực vật: Cung cấp vật chất hữu cơ cho đất, phá hủy đá.
-Vi sinh vật: Phân giải xác vật chất hữu cơ thành mùn.
-Động vật: Góp phần làm thay đổi tính chất đất.
d. Địa hình
-Vùng núi:nhiệt độ thấp => đá bị phá hủy chậm => đất hình thành yếu.
-Địa hình dốc: đất bị xói mòn => lớp đất mỏng.
-Vùng bằng phẳng: đất màu mỡ
e. Thời gian
-Thời gian hình thành đất là tuổi đất
-Đất có tuổi già nhất ở miền nhiệt đới, tuổi trẻ nhất ở cực và ôn đới.
f. Con người
Các họat động sản xuất, đốt rừng làm rẫy => biến đổi tính chất của đất
- Giải thích được nguyên nhân làm cho quá trình hình thành đất yếu vùng núi cao.
2. Sinh quyển
- Ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
a. Khí hậu:
Ảnh hưởng trực tiếp thông qua: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng.
- Nhiệt độ: Mỗi loài SV thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định
- Nước và độ ẩm: Nhiệt ẩm dồi dàoà SV phong phú và ngược lại
- Ánh sáng: ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự quang hợp của thực vật.
b. Đất
Ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố SV do khác nhau về đặc điểm lí, hoá và độ phì.
c. Địa hình
- Độ cao, hướng sườn, độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật vùng núi.
- Vành đai SV thay đổi theo độ cao.
- Lượng nhiệt ẩm ở các hướng sườn khác nhau nên độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai SV khác nhau.
d. Sinh vật
- Thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố của ĐV.
- Mối quan hệ giữa ĐV và TV rất chặt chẽ vì:
+ Thực vật là nơi cư trú của động vật
+ Thức ăn của động vật
e. Con người
- Tích cực: Phân bố lại động thực vật trên Trái Đất; Tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới có khả năng thích nghi.
- Tiêu cực: Khai thác bừa bãi làm cho nhiều loài động thực vật tuyệt chủng
- Nguyên nhân làm cho sinh vật có sự phân hóa theo độ cao: do sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo độ cao dẫn tới sự thay đổi của đất và sinh vật theo độ cao.
3. Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất.
Sự phân bố của các kiểu thực vật ở từng kiểu khí hậu khác nhau.
4. Lớp vỏ địa lí
- Chiều dày của lớp vỏ địa lí.
- Thành phần.
5. Quy luật địa đới và phi địa đới
- Khái niệm, nguyên nhân của qui luật địa đới và phi địa đới
- Phân tích được nguyên nhân sự phân bố lượng mưa không tuân theo qui luật địa đới.
6. Dân số và sự gia tăng dân số
- Khái niệm về TSST, TSTT.
- Nhận xét sự biến động TSST, TSTT của thế giới.
- Phân tích được sức ép dân số đối với sự phát triển KT-XH.
- Giải thích thích được nguyên nhân trực tiếp làm cho TSTT thế giới có xu hướng giảm.
- Trình bày được nguyên nhân trực ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi.
7. Cơ cấu dân số
-Khái niệm cơ cấu dân số theo giới: Là biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân (đơn vị: %).
- Mô tả được nội dung của tháp dân số.
8. Phân bố dân cư
Vận dụng kiến thức về các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư để giải thích sự phân bố dân cư ở nước ta.
9. Vai trò, đặc điểm ngành nông nghiệp
---(Để xem tiếp nội dung về vai trò, đặc điểm ngành nông nghiệp của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
10. Địa lí ngành trồng trọt
Các loại cây lương thực: lúa gạo, lúa mì, ngô
B. Luyện tập
Câu 1: Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí:
A. Cực B. Vòng cực C. Chí tuyến D. Xích đạo
Câu 2: Phương pháp thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng,… là phương pháp:
A. Phương pháp kí hiệu
B. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
C. Phương pháp chấm điểm
D. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Câu 3: Hệ Mặt Trời có các đặc điểm nào dưới đây:
A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng.
B. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời và các thiên thể khác trong hệ.
C. Mặt Trời ở trung tâm Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.
D. Trái Đất ở trung tâm Mặt Trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.
Câu 4: Ở bán cầu Nam, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm?
A. Ngày 21 – 3. B. Ngày 22 – 6. C. Ngày 23 – 9. D. Ngày 22 – 12.
Câu 5: Trong quá trình di chuyển các mảng kiến tạo:
A. Tách rời nhau B. Xô vào nhau
C. Hút chờm lên nhau D. Không thể rời xa nhau
ĐÁP ÁN
Câu 1.
Trong phép chiếu phương vị đứng mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở vị trí cực.
Chọn: A.
Câu 2.
Phương pháp thể hiện được số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng,… là phương pháp kí hiệu.
Chọn: A.
Câu 3.
Mặt Trời ở trung tâm Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. Mặt Trời có khả năng tự phát sáng còn các thiên thể khác không thể tự phát sáng mà chỉ có thể phản chiếu ánh sáng hoặc hấp thụ ánh sáng của Mặt Trời.
Chọn: C.
Câu 4.
Ở bán cầu Nam, vào ngày 22/12 có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm. Vào ngày 22 – 12 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam nên tất cả các địa điểm ở bán cầu Nam đều có ngày dài nhất trong năm.
Chọn: D.
Câu 5.
Trong quá trình di chuyển các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc hút chờm lên nhau.
Chọn: D.
---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra HK1 môn Địa lí 10 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !