Đề cương ôn tập kiểm tra giữa Học kì 1 môn Vật lý 8 năm học 2019-2020

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN VẬT LÝ 8

NĂM HỌC 2019-2020

I. LÝ THUYẾT

1. Chuyển động cơ học

Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học

Một vật có thể là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác . ta nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối

Vật được chọn để so sánh gọi là vật mốc . Thường ta chọn những vật gắn liền với trái đất làm vật mốc .( như : nhà cửa , cột đèn , cột cây số …………)

Các dạng chuyển động thường gặp là : chuyển động thẳng , chuyển động tròn , chuyển động cong

2. Vận tốc

Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian

Công thức tính vận tốc :   v = s / t   

Trong đó : s là độ dài quãng đường đi được ; t là thời gian để đi hết quãng đường đó .

Đơn vị vận tốc là : m / s  Km / h .

3. Chuyển động đều – Chuyển động không đều

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian

Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn luôn thay đổi theo thời gian

Chuyển động đều : v = s / t      ( chuyển động của đầu kim động hồ ; chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định )

Chuyển động không đều : vtb = s / t    ( vtb : vận tốc trung bình )

Cách tính vận tốc trung bình trên nhiều quãng đường khác nhau:

\({v_{tb}}\, = \,\frac{{{s_1}\, + \,{s_2}\, + \,....}}{{{t_1}\, + \,\,{t_2}\, + \,....}}\)

4. Biểu diễn lực

Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật bị biến dạng    ( có khi cả hai cùng xảy ra một lúc )

Lực là một đại lượng véc tơ . Để biểu diễn một véctơ lực , ta dùng một mũi tên :

+ Gốc của mũi tên chỉ điểm đặt của lực

+ Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực ( phương và chiều gọi chung là hướng )

+ Độ dài của mũi tên chỉ độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước

Véctơ lực ( \(\overrightarrow F \)  ); Cường độ lực   (  F  )

5. Sự cân bằng lực – Quán tính

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật , có cường độ bằng nhau , cùng phương , nhưng ngược chiều nhau

Dưới tác dụng của các lực cân bằng , một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, Vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều .

Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật (như trên ) gọi là quán tính .

Vì có quán tính nên khi có lực tác dụng , mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được .

6 : Lực ma sát

Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác

Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác

Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác

Lực ma sát có thể có hại hoặc có thể có ích .( có hại thì làm giảm ma sát ; có lợi thì làm tăng ma sát )

Chú ý : cường độ của lực ma sát trượt lớn cường độ của lực ma sát lăn

II. BÀI TẬP TỰ GIẢI VÀ THAM KHẢO.

1. Một người đi xe đạp đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1 = 12km/h, nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 nào đó. Biết rằng vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 8km/h. Hãy tính vận tốc v2.

2. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe  trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường.

3. Một đoàn tàu chạy trong 10 giờ. Trong 4 giờ đầu tàu chạy với vận tốc trung bình bằng 60km/h; trong 6 giờ sau đầu tàu chạy với vận tốc trung bình bằng 50km/h .Tìm vận tốc trung bình của đoàn tàu trong suốt thời gian chuyền động  trên.

4. Một xe đạp chuyển động xuống dốc dài 120m trong thời gian 30s. Xuống hết dốc xe còn tiếp tục chuyển động thêm được quãng đường 30m trong 20s rồi dừng lại.

           a,Tính vận tốc trung bình của xe trên mỗi đoạn đường.

           b,Tính vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường.

5: Một học sinh đạp xe đều trong 1,5 giờ đi được 12 km. Nếu em đó đạp xe đều từ nhà đến trường hết 0,5 giờ thì quãng đường từ nhà đến trường dài bao nhiêu km.

6. Hai người cùng xuất phát một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120 km,người thứ nhất đi xe máy với vận tốc 30 km/h  người thứ hai đi xe đạp với vận tốc 12,5 km/h. Sau bao lâu hai người gặp nhau và gặp nhau ở đâu. Coi hai người là chuyển động là đều.

7. Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc tư hai địa điểm A và B và cùng chuyển động về điểm C. Biết AC = 108 km ; BC = 60 km , Xe khởi hành từ A đi với vận tốc 60 km/h, muốn hai xe đến C cùng một lúc thì xe khởi hành từ B có vận tốc là bao nhiêu?.

8. Hai xe cùng khởi hành lúc 6 giờ sáng từ hai địa điểm A và B cách nhau 360 km. Xe thứ nhất đi từ A về B với vận tốc 48 km/h, xe thứ hai đi từ B ngược với xe thứ nhất với vận tốc 36 km/h. Hai xe gặp nhau luc mấy giờ và ở đâu?.

9. Lúc 7 giờ hai người cùng xuất phát một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 36 km, chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B, vận tốc của xe thứ nhất là 40 km/h, vận tốc của xe thứ hai là 45 km/h, sau 1 giờ 20 phút khoảng cách giữa hai xe là bao nhiêu?.

III. ĐỀ THI THAM KHẢO

A/ TRẮC NGHIỆM (5đ)

I . Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoăc mệnh đề mà em chọn (4đ)

Câu 1 : Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi trên dòng nước . Trong các câu mô tả sau đây câu nào đúng?

A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước                     B. Người lái đò đứng yên so với bờ sông

C. Người lái đò chuyển động  so với dòng nước             D. Người lái đò chuyển động  so với chiếc thuyền.

Câu 2.Vận tốc của một ô tô là 36km/h. Điều đó cho biết gì?

A. Ô tô chuyển động được 36km.                                              B. Ô tô chuyển động trong một giờ

C. Trong mỗi giơ,ø ô tô đi được 36km.                                     D. Ô tô đi 1km trong 36 giờ.          

Câu 3. Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?

A. Quãng đường chuyển động dài hay ngắn.

B. Tốc độ chuyển động nhanh hay chậm.

C. Thời gian chuyển động dài hay ngắn.

D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động.

Câu 4 .Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm?

A. Căn cứ vào quãng đường chuyển động.

B. Căn cứ vào thời gian chuyển động.

C. Căn cứ vào quãng đường và thời gian chuyển động

D. Căn cứ vào quãng đường mỗi người chạy được trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 5 :Trong  các cách sau đây , cách nào làm giảm được lực ma sát

A- Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc                                           

B- Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc

C- Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc                                    

D- Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 6 : Trong các câu nói về lực ma sát sau đây , câu nào là đúng?

              A- lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật

              B- Khi vật chuyển động nhanh dần lên , chứng tỏ lực ma sát biến mất

              C- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này lên vật kia

              D-  Khi vật chuyển động chậm dần  , chứng tỏ lực ma sát tăng dần

Câu 7 : Vật sẽ như thế nào khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A- Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần

B- Vật đang đứng yên sẽ đứng yên mãi, hoặc vật chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi

C- Vật đang  chuyển động sẽ dừng lại 

D- Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa

Câu 8:   72km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng.

 A. 15m/s                            B. 20m/s                                 

C. 25m/s                               D. 30m/s    

Câu 9 .Có một ôtô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây là không đúng ?     

A. Ôtô chuyên động so với mặt đường                      B. Ôtô đứng yên so với người lái xe

C. Ôâtô chuyển động so với người lái xe                   D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường

Câu 10. Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:

A. đột ngột giảm vận tốc.                               B. Đột ngột tăng vận tốc.

C. Đột ngột rẽ sang trái.                                 D. Đột ngột rẽ sang phải.

Câu11. Trong các câu nói về lực ma sát sau đây, câu nào là đúng?

A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

D. Lực ma sát ngược hướng với hướng chuyển động của vật.

Câu 12:Lực là đại lượng vectơ vì :

  1. Lực làm vật biến dạng .                                        B. Lực có độ lớn , phương và chiều .

C. Lực làm vật thay đổi tốc độ .                                 D. Lực làm cho vật chuyển động .

Câu 13:Trong các phép đổi đơn vị vận tốc sau nay, phép đổi nào là sai?

A. 12m/s = 43,2km/h                                                  B. 48km/h = 23,33m/s

C. 150cm/s = 5,4km/h                                                  D. 62km/h = 17.2m/s

Câu 14 : Vận tốc của một ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18000m/h và của tàu hoả là 14m/s. Trong 3 chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất? Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng?

A. Ô tô – Tàu hoả – Xe máy.                                     B. Tàu hoả – Ô tô – Xe máy

C. Xe máy – Ô tô – Tàu hoả.                                     D. Ô tô – Xe máy – Tàu hoả.

Câu 15 : Chuyển động của phân tử hiđrô ở 0°C có vận tốc khoảng 1700m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28800km/h. Hỏi chuyển động nào nhanh hơn? Chọn câu trả lời đúng.

A. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo nhanh hơn.

B. Chuyển động của phân tử hiđrô nhanh hơn.

C. Không có chuyển động nào nhanh hơn( hai chuyển động như nhau)

D. Không có cơ sở để so sánh.          

Câu 16: Khi chỉ có 1 lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ? Hãy chon câu trả lời đúng nhất .

A.Vận tốc không thay đổi .                                        B.Vận tốc tăng dần

C.Vận tốc giảm dần .                                                  D.Có thể tăng dần cũng có thể giảm dần .

 II . Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa ( 1 điểm )

…………………….

B/ TỰ LUẬN (5đ) 

 ...

---Để xem tiếp nội dung phần Đề thi tham khảo, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Đề cương ôn tập kiểm tra giữa Học kì 1 môn Vật lý 8 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:

Chúc các em học tốt  

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?