ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 NĂM HỌC 2019-2020
BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Câu 1. Ở Ai Cập cổ đại, cư dân sinh sống tập trung theo từng
A. Thị tộc. B. Bộ lạc. C. Công xã. D. Nôm.
Câu 2. Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên cơ sở
A. Liên kết các thị tộc.
B. Liên kết các bộ lạc.
C. Liên kết các công xã.
D. Liên kết, chinh phục tất cả các nôm.
Câu 3. Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. Quý tộc, quan lại, nông dân công xã.
B. Vua, quý tộc, nô lệ.
C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ.
D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
Câu 4. Đối tượng nào không thuộc tầng lớp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Quý tộc, quan lại. B. Tăng lữ. C. Chủ ruộng đất. D. Thương nhân.
Câu 5. Ý nào không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?
A. Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ, phạm tội.
B. Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.
C. Được coi là “công cụ biết nói”.
D. Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
Câu 6. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. Nông dân công xã. B. Nô lệ. C. Thợ thủ công. D. Thương nhân.
Câu 7. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết, hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông là
A. Nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.
B. Nhu cầu tự vệ, chống các thế lực xâm lăng.
C. Nhu cầu phát triển kinh tế.
D. Nhu cầu xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn.
Câu 8. Nhà nước phương Đông cổ đại mang bản chất của
A. nhà nước độc tài quân sự.
B. nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại.
C. nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
D. nhà nước dân chủ tập quyền.
Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của nhà vua ở phương Đông cổ đại.
A. Đại diện cho thần thánh dưới trần gian.
B. Người chủ tối cao của đất nước.
C. Người có quyền quyết định mọi chính sách và công việc.
D. Là Thiên tử (con trời).
Câu 10. Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành ở
A. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Mĩ.
B. Vùng ven biển Địa Trung Hải.
C. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.
D. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi và vùng ven biển Địa Trung Hải.
Câu 11. Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.
B. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
C. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.
D. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.
Câu 12. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng từ thiên niên kỉ IV-III TCN.
B. Khoảng 3000 năm TCN.
C. Cách đây khoảng 4000 năm.
D. Cách đây khoảng 3000 năm.
Câu 13. Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?
A. Đá. B. Đồng. C. Sắt. D. Đồng thau, kể cả đá, tre, gỗ.
Câu 14. Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?
A. Trồng trọt, chăn nuôi.
B. Thương nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Nông nghiệp và những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.
Câu 15. Điều kiện tự nhiên và phương thức gắn bó cư dân cổ đại phương Đông trong công việc
A. Khai phá đất đai, trị thủy, làm thủy lợi.
B. Chăn nuôi đại gia súc.
C. Buôn bán đường biển.
D. Sản xuất thủ công nghiệp.
Câu 16. Nhà nước cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu?
A. Ai Cập (Bắc Phi). B. Lưỡng Hà (Tây Á). C. Ấn Độ. D. Trung Quốc.
Câu 17. Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện:
1. Trung Quốc;
2. Ai Cập;
3. Ấn Độ;
4. Lưỡng Hà.
A. 1,2,4,3. B. 2,4,3,1. C. 2,4,1,3. D. 2,3,4,1.
Câu 18. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của nhà nước chuyên chế cổ đại.
A. Xuất hiện đầu tiên trong lịch sử.
B. Do vua đứng đầu có quyền lực tối cao.
C. Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu.
D. Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống.
Câu 19. Tại sao gọi chế độ nhà nước ở phương Đông cổ đại là chế độ quân chủ chuyên chế cổ đại?
A. Xuất hiện sớm nhất, do nhà vua đứng đầu.
B. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao.
C. Xuất hiện sớm nhất, do vua chuyên chế đứng đầu, có quyền lực tối cao.
D. Nhà nước đầu tiên từ thời cổ đại.
Câu 20. Thiên văn học và lịch sơ khai ra đời sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông là do nhu cầu
A. Cúng tế các vị thần linh.
B. Phục vụ việc buôn bán bằng đường biển.
C. Sản xuất nông nghiệp.
D. Tìm hiểu vũ trụ, thế giới của con người.
Câu 21. Lịch do người phương Đông tạo ra gọi là
A. Dương lịch. B. Âm lịch. C. Nông lịch. D. Âm dương lịch.
Câu 22. Điểm hạn chế của chữ viết của người phương Đông là
A. Chữ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.
B. Chất liệu để viết chữ rất khó tìm.
C. Các kí hiệu, hình nét không ổn định mà luôn thay đổi.
D. Chỉ để biên soạn các bộ kinh, không có khả năng ứng dụng trong thực tế.
Câu 23. Ý nào không phản ánh đúng nhu cầu dẫn đến sự sáng tạo toán học của người phương Đông?
A. Tính toán lại diện tích ruộng đất sau mỗi mùa nước ngập.
B. Tính toán trong xây dựng.
C. Tính toán các khoản nợ nần.
D. Tính toán lỗ lãi trong buôn bán nô lệ.
Câu 24. Chữ số A rập kể cả số 0 được dùng ngày nay là thành tựu của
A. Người Ai cập cổ đại B. Người Lưỡng Hà
C. Người La Mã cổ đại D. Người Ấn Độ cổ đại
Câu 25. Kim tự tháp là thành tựu kiến trúc của cư dân cổ
A. Ai Cập B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Lưỡng Hà
Câu 26. Vì sao trong các bộ luật nhà nước cổ đại phương Đông có nhiều điều khoản liên quan đến công tác thủy lợi và quy định hình phạt rất nặng đối với những ai vi phạm đến các điều khoản này?
A. Người phương Đông cổ đại rất coi trọng công tác thủy lợi
B. Để đảm bảo tưới tiêu cho ruộng đồng
C. Ở đây nghề nông là gốc
D. Hình thành bên lưu vực các dòng sông lớn, công tác trị thủy và thủy lợi là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển quốc gia
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Câu 1. Nền sản xuất nông nghiệp ở phương Tây cổ đại không thể phát triển được như ở phương Đông cổ đại là vì
A. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành ở ven Địa Trung Hải
B. Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, rất khó canh tác
C. Khí hậu ở đây khắc nghiệt không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
D. Sản xuất nông nghiệp không đem lại nguồn lợi lớn bằng thủ công nghiệp và buôn bán
Câu 2. Ở vùng Địa Trung Hải loại công cụ quan trọng nhất, giúp sản xuất phát triển là gì?
A. Công cụ bằng kim loại. B. Công cụ bằng đồng.
C. Công cụ bằng sắt. D. Thuyền buồm vượt biển.
Câu 3. Sản xuất nông nghiệp ở khu vực Địa Trung Hải chủ yếu là
A. trồng trọt lương thực, thực phẩm
B. chăn nuôi gia súc, gia cầm
C. trồng những cây lưu niên có giá trị cao như nho, ô lia, cam chanh,…
D. trồng cây nguyên liệu phục vụ cho các xưởng sản xuất
Câu 4. Ngành kinh tế rất phát triển đóng vai trò chủ đạo ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là?
A. Nông nghiệp thâm canh. B. Chăn nuôi gia súc và đánh cá.
C. Làm gốm, dệt vải. D. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
Câu 5. Hàng hóa quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải là
A. Nô lệ B. Sắt C. Lương thực D. Hàng thủ công
Câu 6. Đê - lốt và Pi – rê là những địa danh nổi tiếng từ thời cổ đại bởi
A. Có nhiều xưởng thủ công lớn có tới hàng nghìn lãnh đạo
B. Là trung tâm buôn bán nô lệ lớn nhất của thế giới cổ đại
C. Là vùng đất tranh chấp quyết liệt giữa các thị quốc cổ đại
D. Là đất phát tích của các quốc gia cổ đại phương Tây
Câu 7. Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại đã chứng tỏ điều gì và thời kì này?
A. Nghề đúc tiền đã rất phát triển
B. Việc buôn bán trở thành ngành nghề chính
C. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ rất phát đạt
D. Đô thị rất phát triển
Câu 8. Các quốc gia cổ đại phương Tây thường được gọi là
A. Thị quốc B. Tiểu quốc C. Vương quốc D. Bang
Câu 9. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân chính hình thành các thị quốc nhỏ ở vùng Địa Trung Hải?
A. Ở vùng ven bờ Bắc biển Địa Trung Hải có nhiều đồi núi chia cắt đất đai.
B. Không có điều kiện để tập trung dân cư.
C. Không có thị quốc đủ lớn mạnh để chinh phục được các thị quốc khác trong vùng.
D. Cư dân sống thiên về nghề buôn và nghề thủ công, không cần sự tập trung đông đúc.
Câu 10. Phần chủ yếu của một thị quốc là
A. Một pháo đài cổ kiên cố, xung quanh là vùng dân cư.
B. Thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh.
C. Các xưởng thủy công.
D. Các lãnh địa.
Câu 11. Phần không thể thiếu đối với mỗi thành thị là
A. Phố xá, nhà thờ B. Sân vận động, nhà hát
C. Bến cảng D. Vùng đất trồng trọt xung quanh
Câu 12. Điều đó chứng tỏ điều gì?
A. Vai trò của giao lưu thương mại đường biển đối với thành thị.
B. Vai trò của biển đối với thành thị.
C. Vai trò của thương nhân đối với thành thị.
D. Vai trò của buôn bán đối với các thành thị.
Câu 13. Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về
A. quý tộc. B. chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn.
C. nhà vua . D. đại hội công dân.
Câu 14. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải là
A. Chủ nô B. Nô lệ C. Người bình dân D. Nông dân công xã
Câu 15. Ý không phản ánh đúng đặc điểm điểm nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây là
A. Giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất
B. Phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của đời sống
C. Hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình
D. Chỉ có một quyền duy nhất – quyền được coi là con người
Câu 16. Đặc điểm nổi bật của các nhà nước cổ đại phương Tây là gì?
A. Là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ,
B. Là đô thị với các phường hội thủ công rất phát triển,
C. Là đô thị đồng thời cũng là trung tâm buôn bán sầm uất.
D. Là đồ thị rất giàu có mà không một nước phương Đông nào có thể sánh.
Câu 17. Ý không phản ánh đúng nội dung dân chủ của các thị quốc cổ đại là
A. người ta không chấp nhận có vua chuyên chế
B. mọi công dân nam từ 21 tuổi trở lên đều tham gia Đại hội công dân
C. đại hội công dân bầu ra các cơ quan nhà nước quyết định mọi công việc
D. hội đồng 500 có vai trò như quốc hội, bầu ra 10 viên chức điều hành như chính phủ.
Câu 18. Bản chất nền dân chủ cổ đại phương Tây là
A. Dân chủ chủ nô B. Dân chủ tư sản
C. Dân chủ nhân dân D. Dân chủ quý tộc
Câu 19. Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây?
A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển
B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao
C. Hoạt động thương mại rất phát đạt
D. Thể chế dân chủ tiến bộ
Câu 20. Người Hi Lạp đã có hiểu biết về Trái Đất và hệ Mặt Trời như thế nào?
A. Trái Đất có hình đĩa dẹt
B. Trái Đất có hình quả cầu tròn
C. Trái Đất có hình quả cầu tròn và Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất
D. Trái Đất có hình đĩa dẹt và Trái Đất quay quanh Mặt Trời
Câu 21. Người Rôma đã tính được một năm có bao nhiêu ngày và bao nhiêu tháng
A. Có 360 ngày và 11 tháng B. Có 365 ngày và 12 tháng
C. Có 366 ngày và 12 tháng. D. Có 365 ngày và ¼ ngày, với 12 tháng
Câu 22. Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III,…) là thành tựu của cư dân cổ
A. Ấn Độ B. Hi Lạp C. Ba Tư D. Hi Lạp – Rôma
Câu 23. Hệ thống chữ cái Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) mà chúng ta đang sử dụng hiện nay thuộc
A. Chữ tượng hình B. Chữ tượng ý C. Hệ chữ cái A, B,C D. Chữ Việt cổ
Câu 24. Các nhà toán học nước nào đã đưa ra những định lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao?
A. Rôma B. Hi Lạp C. Trung Quốc D. Ấn Độ
Câu 25. Nhận xét nào không đúng về giá trị các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hi Lạp, Rôma thời cổ đại?
A. Những hiểu biết đó là sự kế thừa và phát triển các thành tựu văn hóa của người phương Đông cổ đại.
B. Đây là những công trình khoa học lớn, còn có giá trị tới ngày nay.
C. Các công trình không dừng lại ở việc ghi chép và giá trị mà nâng lên tầm khái quát hóa, trừu tượng hóa cao.
D. Tạo nền tảng cho các phát minh kinh tế thời cổ đại.
Câu 26. Một số định lí của nhà toán học nào từ thời cổ đại vẫn còn rất phổ biến đến ngày nay?
A. Talet, Pitago, Ơclit B. Pitago C. Talet, Hôme D. Hôme
Câu 27. Hãy kết nối địa danh ở cột bên trái với nội dung phù hợp ở côt bên phải về các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương tây
1. Hi Lạp 2. Rôma 3. Traian 4. Đền Páctênông 5. Đấu trường Côlidê | a) Là khải hoàn môn nổi tiếng của Rôma b) Là công trìn kiến trúc tiêu biểu của Hi Lạp c) Là công trình kiến trúc đồ sộ của Rôma d) Là quê hương của hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã e) Là quê hương của bản trường ca nổi tiếng “Iliát và Ôđixê” |
A. 1 – e; 2 – d; 3 – a; 4 – b; 5 – c.
B. 1 – d; 2 – e; 3 – c; 4 – d; 5 – a.
C. 1 – d; 2 – e; 3 – a; 4 – c; 5 – b.
D. 1 – e; 2 – c; 3 – a; 4 – b; 5 – d.
Câu 28. Những công trình kiến trúc của quốc gia cổ đại nào đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật nhưng vẫn rất gần gũi với cuộc sống?
A. Các đền thờ ở Hi lạp B. Đền đài, đấu trường ở Rôma
C. Các kim tự tháp ở Ai Cập D. Các thành quách ở Trung Quốc.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
BÀI 6: ẤN ĐỘ
Câu 1. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển của kinh tế văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại là
A. Lãnh thổ như hình “tam giác ngược”, hai phía giáp biển
B. Lãnh thổ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Nam và Bắc
C. Miền Bắc bằng phẳng do sự bồi đắp của hai con sông lớn
D. Ấn Độ như một “tiểu lục địa”bị ngăn cách với lục địa châu Á bởi dãy núi cao nhất thế giới
Câu 2. Con sông gắn liền với nên văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là
A. Sông Ấn B. Sông Hằng C. Sông Gôđavari D. Sông Namada
Câu 3. Đầu Công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vương triều Asôca B. Vương triều Gúpta
C. Vương triều Hácsa D. Vương triều Hậu Gúpta
Câu 4. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là
A. Thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III)
B. Thời kì Gupsta (319 – 647)
C. Thời kì Hácsa (667 – 606)
D. Thời kì Asôca qua thời Gúpta đến thời Hácsa (từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VII)
Câu 5. Vương triều Gúpta có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ
A. Tổ chức các cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ đất nước Ấn Độ
B. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ
C. Thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ
D. Thống nhất giữa các vùng, miền ở Ấn Độ về mặt tôn giáo
Câu 6. Hãy sắp xếp các dữ kiện sau theo trình tự thời gian về các giai đoạn chính trong lịch sử Ấn Độ thời kì từ các quốc gia đầu tiên đến thế kỉ VII:
1. Thời kì Gúpta; 2. Thời kì Magađa; 3. Thời kì Hácsa
A. 1, 2, 3 B. 2, 1, 3 C. 3, 2, 1 D. 2, 3, 1
Câu 7. Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ vào thời gian nào?
A. Thế kỉ VI TCN B. Thế kỉ IV C. Thế kỉ VI D. Thế kỉ VII
Câu 8. Người sáng lập đạo Phật là
A. Bimbisara B. Asôca C. Sít-đác-ta (Sakya Muni) D. Gúpta
Câu 9. Đạo Phật được truyền bá rộng khắp Ấn Độ từ thời kì nào?
A. Thời vua Bimbisara B. Thời vua Asôca
C. Vương triều Gúpta D. Vương triều Hácsa
Câu 10. Những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn gắn liền với đạo Phật Ở Ấn Độ là
A. Chùa B. Chùa hang C. Tượng Phật D. Đền
Câu 11. Đạo Hinđu- một tôn giáo lớn ở Ấn Độ – được hình thành trên cơ sở nào
A. Giáo lí của đạo Phật B. Những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ
C. Giáo lí của đạo Hồi D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ
Câu12. Các ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi được xây dựng ở Ấn Độ để
A. Thờ Phật B. Thờ Linh vật C. Thờ thần D. Thờ đấng cứu thế
Câu 13. Đạo Hinđu ở Ấn Độ tôn thờ
A. Chủ yếu 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra
B. 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra
C. 2 vị thần: Brama và Siva
D. Đa thần
Câu 14. Loại văn tự sớm phát triển ở Ấn Độ là
A. Chữ Brahmi – chữ Phạn B. Chữ Brahmi – chữ Pali
C. Chữ Phạn và kí tự Latinh D. Chữ Pali và kí tự Latinh
Câu 15. Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ thời kì định hình và phát triển là gì?
A. Sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới (Phật giáo, Hinđu giáo)
B. Chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ
C. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển, gắn chặt với tôn giáo
D. Xuất hiện sự giao lưu của văn hóa truyền thống Ấn Độ và các nền văn hóa từ phương Tây
Câu 16. ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài là
A. tôn giáo và chữ viết B. tôn giáo C. chữ viết D. văn hóa
Câu 17. Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ là
A. Bắc Á B. Tây á C. Đông Nam Á D. Trung Á
Bài 7: Sự phát triển của lịch sử và văn hóa đa dạng của Ấn Độ
Câu 1. Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là
A. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia
B. Người dân Ấn Độ phần lớn đạo Hồi
C. Trình độ kinh tế, quân sự của Ấn Độ kém phát triển hơn
D. Địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài
Câu 2. Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi
A. Người Hồi giáo gốc Thổ ở vùng Trung Á
B. Người Hồi giáo gốc Trung Á
C. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ
D. Người Hồi giáo gốc Thổ vùng Lưỡng Hà
Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đêli đối với nhân dân Ấn Độ?
A. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật
B. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu
C. Tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội
D. Cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước
Câu 4. Thuế ngoại đạo ở Ấn Độ thời kì Vương triều Hồi giáo Đêli là loại thuế gì?
A. Thuế dành cho những người theo đạo Phật
B. Thuế dành cho những người theo đạo Hinđu
C. Thuế dành cho những người không phải người Ấn Độ
D. Thuế dành cho những người không theo đạo Hồi
Câu 5 Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đêli là
A. Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của người Ấn Độ
B. Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông (văn hóa Ấn Độ) – Tây (văn hóa Arập Hồi giáo)
C. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á
D. Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; từ Ấn Độ Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á
Câu 6. Người thiết lập vương triều Môgôn ở Ấn Độ là
A. Timua Leng B. Acơba C. Babua D. Giahanghia
Câu 7. Vương triều Môgôn là vương triều của
A. Người gốc Thổ theo Hồi giáo B. Người Hồi giáo gốc mông cổ
C. Người Hồi giáo Trung Á D. Người Hồi giáo gốc Lưỡng Hà
Câu 8. Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì?
A. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo
B. Điều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa
C. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ
D. Đều có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ
Câu 9. Điểm khác của vương triều Môgôn so với vương triều Hồi giáo Đêli là gì?
A. Là vương triều ngoại tộc
B. Là vương triều theo Hồi giáo
C. Được xây dựng và củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa”
D. Không xoa dịu được mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Ấn Độ
Câu 10. Ý nào giải thích đúng nhất lí do Acơba – vị vua thứ tư của vương triều Môgôn – là vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ?
A. Ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng
B. Ông đã thực hiện hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo
C. Ông rất quan tâm phát triển kinh tế
D. Ông đề ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, văn nghệ
Câu 11. Người được nhân dân Ấn Độ suy tôn “Đấng chí tôn”là
A. Babua B. Acơba C. Giahanghia D. Sa Hagian
Câu 12. Hãy kết nối nội dung hai cột trong bảng sau cho phù hợp về lịch sử Ấn Độ thời phong kiến
1. Thời kì Ấn Độ bị chia thành hai miền, sáu nước 2. Thời kì vương triều Hồi giáo Đêli 3. Thời kì vương triều Môgôn 4. Giai đoạn trị vì của vua Acơba | a) Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây, hình thành nền văn hóa đa dạng ở Ấn Độ b) Vương triều Hồi giáo cai trị Ấn Độ theo hướng “Ấn Độ hóa” c) Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh vượng d) Văn hóa truyền thống phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài |
A. 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c. B. 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b.
C. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d. D. 1 – d; 2 – a; 3 – b; 4 – c.
Câu 13. Hãy sắp xếp dữ kiện sau theo trình tự thời gian về lịch sử Ấn Độ thời phong kiến:
1. Vương triều Hồi giáo Đêli;
2. Ấn Độ bắt đầu bị thực dân Anh xâm chiếm;
3. Vương triều Môgôn;
4. Ấn Độ bị chia thành hai miền và sáu nước;
5. Thời kì trị vì của Acơba
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 2, 4, 3, 1, 5 C. 4, 1, 3, 5, 2. D. 2, 4, 1, 3, 5.
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết môn Lịch Sử 10 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.