ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT ANHXTANH
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Chuyên đề 5: Phản ứng oxi hóa khử – pin điện
- Các khái niệm: Chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa.
- Các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá - khử: phương pháp bảo toàn electron, phương pháp bảo toàn ion-electron
- Giải bài toán có sử dụng phương pháp bảo toàn e.
- Pin điện, tính toán cân bằng oxi hóa – khử, tính thế điện cực, viết sơ đồ pin, các phản ứng xảy ra trong pin.
- Điện phân: viết sơ đồ điện phân, phương trình điện phân, bài toán về điện phân.
2. Chuyên đề 6: phi kim
- Tính chất, ứng dụng, điều chế các Halogen và hợp chất của halogen
- Vận dụng: viết chuỗi biến hóa, nhận biết, tách, tính theo phương trình.
II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÁC BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Sự oxi hóa là sự mất electron. B. Sự khử là sự mất electron.
C. Chất oxi hóa là chất thu electron. D. Chất khử là chất nhường electron.
Câu 2: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hidro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 6,4 gam. B. 3,4 gam. C. 5,6 gam. D. 4,4 gam.
Câu 3: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16.
Câu 4: Khi cho 0,6 gam một kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng với nước tạo thành 0,336 lit khí hidro (ở đktc). Kim loại X là
A. Ba B. Mg C. Sr. D. Ca
Câu 5: Trong nhóm halogen
1. Màu sắc các halogen đậm dần theo chiều từ flo đến iot.
2. Các halogen đều có phân lớp d còn trống.
3. Các halogen đều là những phi kim có tính oxihóa mạnh và có thể hiện tính khử trong một số phản ứng.
4. Tính khử của các halogen tăng dần từ clo đến iot và tính oxihoá tăng dần từ F đến I.
5. Trong hợp chất các halogen (trừ F) có các số oxihoá -1, +1, +3, +5, +7.
6. Tính khử của các halogen tăng dần từ clo đến iot và tính oxihoá giảm dần từ F đến I.
Những câu đúng là:
A. 1, 2, 5 B. 1, 3, 6, 5 C. 1, 5, 6 D. 1, 3, 5
Câu 6: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hoà tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là
A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40.
Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O. Nếu tỉ lệ mol nN2O : nN2 = 2: 3 thì sau khi cân bằng ta có tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 là phương án nào sau đây?
A. 23: 4: 6
B. 20: 2: 3
C. 46: 2 : 3
D. 46: 6: 9
Câu 8: Cho phương trình phản ứng: KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O Tỉ lệ số nguyên tử clo bị khử : số nguyên tử clo bị oxi hoá là:
A. 1 : 6 B. 1 : 3 C. 1 : 5 D. 6 : 1
Câu 9: Cho Kali iotua tác dụng với kali pemanganat trong dung dịch axit sunfuric, người ta thu được 1,51 gam mangan(II) sunfat. Tính khối lượng iot tạo thành?
A. 12,7 g. B. 6,35 g. C. 6,95 g. D. 13,9 g.
Câu 10: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử:
KMnO4 + KCl + H2SO4 → MnSO4 + K2SO4 + H2O + Cl2
Tổng hệ số của các chất trong phương trình phản ứng sau khi cân bằng là:
A. 41 B. 39 C. 40 D. 42
Câu 11: Khi điện phân NaOH nóng chảy (điện cực trơ), tại anot xảy ra
A. sự oxi hóa OH- thành O2 và H2 B. sự oxi hoá OH- thành O2 và H2O
C. sự oxi hoá ion Na+ thành Na D. sự khử ion Na+ thành Na
Câu 12: Điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối nào sau đây sẽ điều chế được kim loại tương ứng?
A. NaCl B. CaCl2 C. Cu(NO3)2 D. AlCl3
Câu 13: Điện phân có màng ngăn với điện cực trơ 250 ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 aM và NaCl 1,5M, với cường độ dòng điện 5A trong 96,5 phút. Dung dịch tạo thành bị giảm so với ban đầu là 17,15g. Giá trị của a là
A. 0,5 M. B. 0,4 M. C. 0,474M. D. 0,6M.
Câu 14: Tính chất hóa học cơ bản của nhóm halogen là
A. tính oxi hóa. B. tính khử.
C. tính oxi hóa và tính khử. D. không thể hiện tính chất nào.
Câu 15: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào được dùng để điều chế HCl trong phòng thí nghiệm
A. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
B. NaCl(r) + H2SO4 đđ → NaHSO4 + HCl
C. H2 + Cl2 → 2HCl
D. 2H2O + 2Cl2 → 4HCl + O2
Câu 16: Nước Clo có tính tẩy màu và diệt khuẩn là do:
A. Trong nước clo có axit HClO có tính oxi hóa mạnh
C. Clo có tính oxi hóa mạnh
B. Trong nước clo có axit HCl có tính oxihóa mạnh
D. Clo độc
Câu 17: Cặp chất nào trong số các cặp chất cho dưới đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaOH và HBr B. H2SO4 và BaCl2
C. KCl và Cu(NO3)2 D. NaCl và AgNO3
Câu 18. Có các dung dịch: NaOH, NaCl, H2SO4, Ba(OH)2. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để nhận biết chúng?
A. KOH B. Quỳ tím C. BaCl2 D. AgNO3
Câu 19. Chia dung dịch brom có màu vàng thành 2 phần. Dẫn khí X không màu đi qua phần 1 thì thấy dung dịch mất màu. Dẫn khí Y không màu đi qua phần 2 thì thấy dung dịch sẫm màu hơn. Khí X, Y lần lượt là
A. Cl2 và HI B. SO2 và HI C. Cl2 và SO2 D. HCl và HBr
Câu 20. Các câu sau, câu nào đúng ?
A. Tất cả các muối halogenua của bạc đều không tan.
B. Trong tự nhiên, clo tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.
C. Axit HI là một axit mạnh.
D. Trong dãy HF, HCl, HBr, HI tính axit giảm dần.
Câu 21. Cho một lượng nhỏ clorua vôi vào dung dịch HCl đặc thì
A. không có hiện tượng gì.
B. clorua vôi tan.
C. clorua vôi tan, có khí màu vàng, mùi xốc thoát ra.
D. clorua vôi tan, có khí không màu thoát ra.
Câu 22: Khi nhận xét về sự biến đổi các đặc điểm sau của các halogen theo chiều Z tăng dần: Nhiệt độ nóng chảy (1); nhiệt độ sôi (2); bán kính nguyên tử (3); độ âm điện (4) ta có kết luận
A. 1, 2, 3, 4 đều tăng B. 1, 2, 3, 4 đều giảm
C. 1, 2, 3 tăng, 4 giảm D. 1, 2 tăng; 3,4 giảm.
Câu 23: Trừ Flo ở trạng thái kích thích các halogen có thể có số e độc thân là:
A. 1,3,5 B. 1,2,3,4 C. 3,5,7 D. 1,3,4,5
Câu 24: Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thấy có 1 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là
A. 40,5 g B. 55,5 g C. 45,5 g D. 65,5 g
Câu 26: Các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính phân cực là
A. NaCl, Cl2, HCl B. HCl, Cl2, NaCl C. Cl2, HCl, NaCl D. NaCl, HCl, Cl2
Câu 27: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của nhóm halogen?
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 electron
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hidro
C. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Câu 28: Trong các nhóm chất dưới đây, nhóm chất nào tác dụng được với CO2 của không khí?
A. Ca(OH)2, KClO3, NaClO B. NaOH, KCl, CaOCl2
C. NaOH, KClO, CaOCl2 D. KClO3, NaClO, CaOCl2
Câu 29: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B đứng trước H trong dãy điện hóa và có hóa trị không đổi trong các hợp chất. Chia m gam X thành hai phần bằng nhau: Phần 1: Hòa tan hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H2SO4 loãng tạo ra 3,36 lít khí H2. Phần 2: Tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giá trị của V là
A. 4,48 lít B. 6,72 lít C. 2,24 lít D. 3,36 lít
Câu 30: Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là
A. MgO. B. LiF. C. AlN. D. NaF.
Câu 31: Khi cho 100ml dung dịch KOH 1M vào 100ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là
A. 1M. B. 0,25M. C. 0,75M. D. 0,5M.
Câu 32: Có các dung dịch: NaOH, NaCl, H2SO4, Ba(OH)2. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để nhận biết
A. KOH B. Quỳ tím C. BaCl2 D. AgNO3
Câu 33: Có hai dung dịch: dung dịch A chứa 0,25 mol HCl; dung dịch B chứa đồng thời 0,2 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaHCO3. Cho từ từ dung dịch A vào dung dịch B thì thu được V1 ml khí, còn nếu cho từ từ dung dịch B vào dung dịch A thì thu được V2 ml khí. Tính tổng V1 + V2?
A. 7,84 B. 5,04 C. 10,08 D. 11,02
Câu 34: Chất dùng để làm khô khí hiđro clorua là:
A. P2O5. B. CaO. C. NaOH rắn. D. MgO.
Câu 35: Cho các nhận định sau: khí (X) làm mất màu dung dịch Brôm; khí (Y) không màu, tạo khói trắng trong không khí ẩm; chất rắn (Z) có khả năng thăng hoa tạo hơi màu tím; khí (T) tẩy trắng giấy màu ẩm. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
A. SO2, HCl, I2, Cl2 B. SO2, NH3, NaI, Cl2.
C. H2S, HCl, AgI, Cl2 . D. H2S, HBr, I2, NaClO
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Anhxtanh, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!