Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Vật Lý 8 năm 2020 đầy đủ và chi tiết

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I VẬT LÝ 8

A. LÝ THUYẾT

Câu 1: Thế nào là chuyển động cơ học? Cho một ví dụ về chuyển động và chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

- Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc, gọi là chuyển động cơ học.

Câu 2:Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối?

- Vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc, vì vậy chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.

Câu 3: Viết và chú thích công thức tính vận tốc. Hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì?

- Công thức vận tốc: v = s/t

Trong đó: s: quãng đường đi được; t: thời gian để đi hết quãng đường đó.

- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

- Đơn vị vận tốc hợp pháp là: m/s và  km/h.

Câu 4: Độ lớn của vận tốc đo bằng dụng cụ nào? Thế nào là tốc độ?Nói vận tốc của xe đạp là 15 km/h có nghĩa là gì?

- Độ lớn của vận tốc đo bằng dụng cụ gọi là: tốc kế (còn gọi là đồng hồ vận tốc)

- Quảng đường chạy trong 1s gọi là tốc độ. Tốc độ cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động & được tính bằng độ dài quảng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian.

- Nói vận tốc của xe đạp là 15 km/h có nghĩa là: trong 1 giờ xe đạp đi được 15km.

Câu 5: Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Vận tốc của chuyển động không đều được xác định theo công thức nào?

- Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.

- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều được xác định theo công thức:

vtb = s/t

 Trong đó: s: quãng đường đi được; t: thời gian để đi hết quãng đường đó.

Câu 6: Lực là gì? Trình bày cách biểu diễn và kí hiệu một vectơ lực?Kí hiệu cường độ lực?

- Lực là một đại lượng vec-tơ vừa có độ lớn, phương và chiều.

- Để biểu diễn vec-tơ lực người ta dùng 1 mũi tên có:

+ Gốc: là điểm mà lực tác dụng lên vật. (Gọi là điểm đặt của lực)

+ Phương và chiều: là phương và chiều của lực.

+ Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỷ xích cho trước.

Câu 7: Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chiụ tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào? Một quả táo nằm yên trên bàn. Hãy cho biết những lực tác dụng lên quả táo.

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, cùng phương nhưng ngược chiều.

- Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục truyển động thẳng đều.

- Một quả táo nằm yên trên bàn sẽ có các lực cân bằng tác dụng lên nó:

+ Lực hút của trái đất, có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới.

+ Lực nâng của mặt bàn, có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên.

+ Độ lớn hai lực bằng nhau.

...

-----( Nội dung tiếp theo của phần lý thuyết, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)--------

B. BÀI TẬP

I. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG

Câu 1: Tại sao vỏ bánh xe có rãnh?

- Để làm tăng lực ma sát. Bánh xe bám vào mặt đường mà không bị trơn trượt.

Câu 2: Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía nào? Vì sao?

- Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía trước do quán tính.

Câu 3: Vì sao khi cán búa lỏng, người ta có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất, em hãy giải thích vì sao?

- Khi gõ mạnh đuôi cán búa xuống đất , cán búa và đầu búa đều chuyển động đi xuống . Khi cán búa chạm đất dừng lại đột ngột còn đầu búa tiếp tục chuyển động do có quán tính.

Câu 4: Tại sao đi giày gót nhọn dễ bị lún hơn gót bằng?

- Giày gót nhọn có diện tích tiếp xúc nhỏ hơn giày gót bằng nên dưới tác dụng của cùng một lực thì áp lực của giày gót nhọn lớn hơn nên dễ bị lún hơn.

Câu 5: Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao?

- Khi lặn xuống biển, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn nặng nề, chịu được áp suất lên đến hàng nghìn N/m2 vì lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây nên lên đến hàng nghìn N/m2, người thợ lặn nếu không mặc áo lặn thì không thể chịu được áp suất này.

...

-------(Để xem nội dung đầy đủ của đề cương ôn tập, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)--------

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 năm 2020-2021 môn Vật Lý 8 đầy đủ và chi tiết. Để xem toàn bộ nội dung của tài liệu, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?