ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HOÁ HỌC 8 – HK2
I – LÝ THUYẾT
Câu 1: Nêu tính chất vật lý và tính chất hoá học của oxy ? Đối với tính chất hoá học viết phương trình phản ứng minh hoạ .
Câu 2:
a) Nêu các phương pháp điều chế oxy ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
b) Nêu các phương pháp thu khí oxy trong phòng thí nghiệm? Phương pháp nào ưu việt hơn? Giải thích vì sao?
Câu 3: Thế nào là sự khử, sự oxy hoá? Cho ví dụ.
Câu 4: Thế nào là phản ứng oxy hoá - khử ? Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng oxy hoá khử ? Chỉ rõ chất khử , chất oxy hoá ? Sự khử , sự oxy hoá.
a) CuO + H2 → Cu + H2O
b) CaCO3 → CaO + CO2
c) 2H2 + O2 → 2H2O
Câu 5: Định nghĩa oxit ? Phân loại oxit ? Mỗi loại oxit cho hai ví dụ.
Câu 6: Thế nào là phản ứng phân huỷ ? Phản ứng hoá hợp ? Cho ví dụ.
Câu 7: Nêu tính chất hoá học của hiđro ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho mỗi tính chất.
Câu 8: Nêu phương pháp điều chế hiđro ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ .
Câu 9: Nêu thành phần hoá học và tính chất hoá học của nước ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Câu 10: Nêu vai trò của nước trong đời sống và trong sản xuất ? Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước , tránh ô nhiễm .
Câu 11: Nêu định nghĩa và phân loại axit , bazơ , muối ? Cho ví dụ .
Câu 12: Thế nào là dung môi , chất tan , dung dịch ?
Câu 13: Độ tan của một chất trong nước là gì ? Cho ví dụ .
Câu 14: Nồng độ mol/l của dung dịch là gì ? Viết công thức tính.
Câu 15: Nồng độ phần trăm dung dịch là gì ? Viết công thức tính.
Gợi ý trả lời một số câu
1. Tính chất hoá học của Oxi:
a. Tác dụng với một số.............VD.....................................................................(pư......................)
b. Tác dụng với một số.............VD.....................................................................(pư.... .................)
c. Tác dụng với một số.............VD.....................................................................(pư.... .................)
2. Tính chất hoá học của Hiđro:
a. Tác dụng với ........................VD.....................................................................(pư.... .................)
b. Tác dụng với một số.............VD.....................................................................(pư.... .................)
3. Tính chất hoá học của Nước:
a. Tác dụng với một số.............VD.....................................................................(pư.... .................)
b. Tác dụng với một số.............VD.....................................................................(pư.... .................)
c. Tác dụng với một số.............VD.....................................................................(pư.... .................)
Điều chế Oxi-Hiđro *** Hãy viết và hoàn thành các PTHH sau:
a. Nhiệt phân kali clorat:...............................................................................................
b. Nhiệt phân kali pemangnat:.......................................................................................
c. Điện phân nước:........................................................................................................
d. Kẽm + Axit clohiđric:................................................................................................
e. Nhôm + Axit sunfuric:.................................................................................................
f. Natri + Nước: ..................................................................................................
Trong các phản ứng trên, phản ứng nào dùng điều chế oxi:....................... hiđro:..........
Ứng dụng của Oxi, Hiđro, vai trò của nước trong đời sống và sản xuất:
*Ứng dụng của Oxi:..........................................................................................................
*Ứng dụng của Hiđro:........................................................................................................
*Vai trò của nước:..............................................................................................................
4. Các loại hợp chất vô cơ: Hãy phân loại các hợp chất vô cơ và đọc tên chúng:
Al2O3, SO2, H2SO4, Ca(NO3)2, HCl, CaCl2, H3PO4, Ba(HCO3)2, Fe(OH)3, N2O5, KOH, K2HPO4, K3PO4, HNO3, P2O5, Al2(SO4)3, NaCl, CuSO4, KNO3, FeCl2, NaHCO3, BaSO4, H2S, KMnO4.
-Oxit:........................................................................................................................................
-Axit:........................................................................................................................................
-Bazơ:.......................................................................................................................................
-Muối:......................................................................................................................................
5. Các khái niệm về: Dung dịch-DD bão hoà-Độ tan-Nồng độ phần trăm-Nồng độ dd
-Dung dịch:..............................................................................................................................
-Dung dịch bão hoà..................................................................................................................
-Dung dịch chưa bão hoà.........................................................................................................
- Độ tan:...................................................................................................................................
-Nồng độ phần trăm:................................................................................................................
+ Công thức tính: C% = mct = mdd =
-Nồng độ mol của dung dịch:..................................................................................................
+ Công thức tính: CM = nct = V dd =
II – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
DẠNG 1 : CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG
Bài 1:Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời.
Câu 1 : Thành phần của không khí là .
A . 21% khí N2 , 78% khí O2 , 1% các khí khác .
B . 21% các khí khác , 78% khí N2 , 1% khí O2 .
C. 21% khí O2 , 78% khí N2 , 1% các khí khác .
D . 21% khí O2 , 78% các khí khác , 1% khí N2 .
Câu 2 : Chất để điều chế oxy trong phòng thí nghiệm là .
A . Fe3O4 | B. KClO3 | C. CaCO3 | D. không khí |
Câu 3 : Oxit là hợp chất của oxy với
A . Một nguyên tố kim loại . C . Một nguyên tố phi kim khác . E . Các nguyên tố kim loại . | B . Các nguyên tố hoấ học khác. D . Một nguyên tố hoá học khác.
|
Câu 4 : Để điều chế được 6,72 l O2 (ở đktc) cần phải có lượng KClO3 cần thiết là :
A . 12,25 g | B. 24,5 g | C. 112,5 g | D. 36,75 g |
Câu 5: Đốt cháy sắt thu được 0,2 mol Fe3O4 . Vậy thể tích khí oxi tham gia phản ứng ( đktc )
A . 4,48 l | B. 6,72 l | C. 8,96 l | D. 3,36 l |
Câu 6: Chất khử , chất oxi hoá là .
A . Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.
B . Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hoá.
C. Chất chiểm oxi của chất khác là chất khử.
D. Chất chiểm oxi của chất khác là chất oxi hoá.
Câu 7 : Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng.
A. Xảy ra sự khử.
B. Xảy ra sự oxi hoá.
C. Xảy ra đồng thời sự khử và sự oxi hoá
D. Tất cả các ý trên .
Câu 8: trộn 1 ml rượu etylic ( cồn ) với 10 ml nước cất
A. Chất tan là rượu etylic , dung môi là nước .
B. Chất tan là nước , dung môi là rượu etlyc .
C. Nước hoặc rượu etylic có thể là dung môi có thể là chất tan .
D. Cả nước cất và rượu vừa là chất tan vừa là dung môi.
Câu 9: Bằng cách nào có được 200 g dung dịch BaCl2 5%.
A. Hoà tan 190 g BaCl2 trong 10 g nước.
B. Hoà tan 10 g BaCl2 trong 190 g nước.
C. Hoà tan 100 g BaCl2 trong 100 g nước.
D. Hoà tan 200 g BaCl2 trong 10 g nước.
E. Hoà tan 10 g BaCl2 trong 200 g nước.
Câu 10: Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn và chất lỏng trong nước là .
A. Đều tăng. C. Phần lớn tăng.
B. Đều giảm. D. Phần lớn là giảm.
E. Không tăng và cũng không giảm . F. có thể tăng, có thể giảm
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập Học kì 2 môn Hóa học 8, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!