ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ II MÔN HÓA HỌC KHỐI 10 NĂM HỌC 2020 TRƯỜNG THPT XUÂN THÀNH
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Số oxi hóa của clo trong HClO là
A. +3 B. +5 C. +1 D. –1
Câu 2. Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các hợp chất: H2S; H2SO3; H2SO4 lần lượt là
A. –2; +2; +4 C. –2; +4; +6 B. –1; +1; +2 D. –2; +6; +6.
Câu 3. Số oxi hóa của O trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O lần lượt là
A. –2, –1, –2 B. –2, –1, +2 C. –2, +1, +2 D. –2, +1, –2
Câu 4. Số oxi hóa của nitơ trong các phân tử NH3, NO, NO2 lần lượt là
A. –3, +2, +3 B. +3, +2, +4 C. –3, +4, +2 D. –3, +2, +4
Câu 5. Quá trình oxi hóa là quá trình
A. nhận electron. B. nhường electron. C. nhận oxi. D. tác dụng oxi.
Câu 6. Chất oxi hóa là chất
A. nhận electron. B. nhường electron. C. nhận oxi. D. tác dụng oxi.
Câu 7. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là
A. tạo ra kết tủa. B. tạo ra chất khí.
C. sự trao đổi ion chứa oxi của các chất. D. sự thay đổi số oxi hóa.
Câu 8. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?
A. HNO3 + KOH → KNO3 + H2O B. N2O5 + H2O → 2HNO3.
C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O D. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Câu 9. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O C. CaO + CO2 → CaCO3.
B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. D. BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
Câu 10. Phản ứng nào xảy ra sự khử C+4?
A. C + O2 → CO2. B. CO2 + CaO → CaCO3.
C. Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O D. CO2 + C → 2CO.
Câu 11. Trong phản ứng: Al + H2SO4 → Al2(SO)3 + SO2 + H2O
A. Al là chất khử, SO2 là chất oxi hóa.
B. H2SO4 vừa là chất oxi hóa vừa là chất tạo môi trường.
C. H2SO4 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.
D. Al vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.
Câu 12. Trong phản ứng: HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O, tổng các hệ số cân bằng với các số nguyên tối giản là
A. 9 B. 20 C. 18 D. 26
Câu 13. Xác đinh hệ số cân bằng của phản ứng: KMnO4 + HCl → MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O.
A. 1, 8, 1, 2, 4 B. 2, 16, 2, 5, 8 C. 2, 16, 2, 5, 7 D. 1, 16, 2, 4, 8
Câu 14.Trong phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O, hệ số cân bằng lần lượt là
A. 3, 4, 3, 6, 2 C. 3, 8, 3, 2, 4 B. 2, 6, 2, 3, 1 D. 1, 4, 1, 2, 2
Câu 15. Loại phản ứng nào luôn là phản ứng oxi hóa khử?
A. hóa hợp B. thế C. phân hủy D. trao đổi
Câu 16. Loại phản ứng nào không thể là phản ứng oxi hóa khử?
A. hóa hợp B. thế C. phân hủy D. trao đổi
Câu 17. Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng hóa hợp
A. CaO + CO2 → CaCO3. B. KClO3 → KCl + O2.
C. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O
Câu 18. Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng phân hủy?
A. CaO + CO2 → CaCO3. B. KClO3 → KCl + O2.
C. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O
Câu 19. Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng thế?
A. CaO + CO2 → CaCO3. B. KClO3 → KCl + O2.
C. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O
Câu 20. Phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng trao đổi
A. CaO + CO2 → CaCO3. B. KClO3 → KCl + O2.
C. Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O
Câu 21. Những nguyên tố ở nhóm nào sau đây có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns²np5?
A. cacbon – silic B. nitơ – photpho C. oxi – lưu huỳnh D. halogen.
Câu 22. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. D. Tác dụng mạnh với nước.
Câu 23. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của các nguyên tố nhóm halogen?
A. Nguyên tử có khả năng thu thêm một electron.
B. Tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.
D. Electron lớp ngoài cùng có 7e.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hóa.
B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: –1, +1, +3, +5, +7.
C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot.
D. Các nguyên tố nhóm halogen có tính chất hóa học tương tự nhau.
Câu 25. Chọn phát biểu sai.
A. Độ âm điện của các halogen tăng từ iot đến flo
B. HF là axít yếu, còn HCl, HBr, HI là những axit mạnh
C. Flo là nguyên tố có độ âm điện cao nhất trong bảng tuần hoàn
D. Trong các hợp chất với hiđro và kim loại, các halogen có số oxi hóa từ –1 đến +7.
Câu 26. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa?
A. Cl2, Br2, I2, F2. B. F2, Cl2, Br2, I2. C. I2, Br2, Cl2, F2. D. F2, Cl2, I2, Br2.
Câu 27. Liên kết hóa học trong các phân tử F2, Cl2, Br2, I2 là liên kết
A. Ion B. Cộng hóa trị không cực
C. Cộng hóa trị có cực D. Cho nhận
Câu 28. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử Halogen là
A. ns² np4. B. ns² np5 C. ns² np6 D. ns² np6.
Câu 29. Nguyên tử của nguyên tố X có 11 electron ở các phân lớp p. Nguyên tố X là
A. Na B. F C. Cl D. Br
Câu 30. Cho khí clo tác dụng với sắt, sản phẩm sinh ra là
A. FeCl2. B. FeCl C. FeCl3. D. Fe2Cl3.
Câu 31. Sợi dây đồng nung đỏ cháy sáng trong bình chứa khí A. A là khí nào sau đây?
A. Cacbon (II) oxit B. Clo C. Hidro D. Nitơ
Câu 32. Cu kim loại có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau?
A. Khí Cl2. B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch KOH đặc D. Dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 33. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế clo theo nguyên tắc
A. Dùng axit HCl đặc và NaCl B. Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn
C. Dùng axit HCl đặc và một chất oxi hóa D. Dùng axit HCl đặc và một chất khử
Câu 34. Phản ứng không điều chế được khí Cl2 là
A. MnO2 tác dụng HCl B. KMnO4 tác dụng HCl
C. K2SO4 tác dụng HCl D. KClO3 tác dụng HCl
Câu 35. Phản ứng nào sau đây dùng điều chế khí clo trong công nghiệp
A. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
B. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
C. 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 36. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm?
A. H2 + Cl2 → 2HCl B. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2.
C. Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. D. NaCl (r) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl.
Câu 37. Clo không phản ứng với
A. Fe, Cu, Al B. N2, O2. C. P D. NaOH, Ca(OH)2.
Câu 38. Dung dịch dùng để nhận biết HCl và muối clorua là
A. AgCl B. AgNO3. C. NaOH D. Ba(OH)2.
Câu 39. Kim loại nào sau đây tác dụng được với HCl loãng và khí clo cho cùng loại muối clorua kim loại?
A. Fe B. Zn C. Cu D. Ag
Câu 40. Xét phản ứng 16HCl + 2KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O. Vai trò của HCl là
A. Chất oxi hóa B. chất oxi hóa và chất tạo môi trường.
B. Chất khử D. chất khử và chất tạo môi trường.
Câu 41. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O B. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
C. 2HCl + Mg(OH)2 → MgCl2 + H2O D. 2HCl + Zn → ZnCl2.
Câu 42. Cho phản ứng: HCl + Fe → H2 + X. Công thức hóa học của X là
A. FeCl2. B. FeCl C. FeCl3. D. Fe2Cl3.
Câu 43. Dung dịch HCl phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. NaCl, Ca(OH)2, H2O. B. CaO, NaOH, AgNO3, Na2SO4.
C. Al(OH)3, Cu, S. D. Zn, NaHCO3, Na2S, Al(OH)3.
Câu 44. Clorua vôi có công thức phân tử là
A. CaCl2. B. CaOCl2. C. CaCO3. D. Ca(ClO)2.
Câu 45. Nước Gia–ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?
A. NaCl + NaClO + H2O B. NaCl + NaClO2 + H2O
C. NaCl + NaClO3 + H2O D. NaCl + HClO + H2O
Câu 46. Trong phân tử của clorua vôi, số oxi hóa của Cl là
A. 0. B. –1. C. +1. D. +1 và –1.
Câu 47. Axit dùng để khắc chữ lên thuỷ tinh là
A. H2SO4. B. HNO3. C. HF. D. HClO.
Câu 48. Axit yếu nhất là
A. HCl. B. HBr. C. HI. D. HF.
Câu 49. Cho flo, clo, brom, iot lần lượt tác dụng với H2. Halogen có phản ứng xảy ra mãnh liệt nhất là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 50. Cho các cặp chất sau đây, cặp chất không phản ứng với nhau là
A. Cl2 và dung dịch NaI. B. Br2 và dung dịch NaI.
C. Cl2 và dung dịch NaBr. D. I2 và dung dịch NaCl.
...
Trên đây là trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Xuân Thành, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!