ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM 2020 MÔN HÓA HỌC 10 TRƯỜNG THPT KIẾN AN
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chất nào sau đây tác dụng được với axit HCl
A. Fe B. Cu C. Ag D. Pt.
Câu 2. Chất nào sau đây tác dụng được với axit H2SO4 loãng
A. NaCl B. KCl C. BaCl2 D. CuCl2
Câu 3. Chất nào sau đây tác dụng được với axit H2SO4 loãng
A. Ag B. Cu C. Hg D. Al
Câu 4. Chất nào sau đây tác dụng được với axit HCl
A. FeSO4 B. CuSO4 C. NaNO3 D. AgNO3
Câu 5. Chất nào tác dụng với axit HCl
A. Ag B. Cu C. AgNO3 D. Na2SO4
Câu 6. Chất nào tác dụng với axit HCl
A. NaCl B. CaCO3 C. AgCl D. BaCl2
Câu 7. Chất nào tác dụng với axit H2SO4 loãng
A. NaCl B. CuCl2 C. BaCl2 D. ZnCl2
Câu 8. Chất nào không tác dụng với axit HCl
A. CuO B. Na2SO4 C. Ca(OH)2 D. LiOH
Câu 9. Chất nào không tác dụng với axit H2SO4 loãng
A. Mg B. ZnO C. CaO D. Pt
Câu 10. Chất nào không tác dụng với axit H2SO4 loãng
A. Mg B. Cu C. CuO D. FeO
Câu 11. Công thức hóa học của axit clohiđric là
A. HClO B. HClO4 C. HClO7 D. HCl
Câu 12. Công thức hóa học của khí sunfurơ là
A. SO2 B. H2S C. SO3 D. H2SO3
Câu 13. Tên gọi của dung dịch HF là
A. khí hiđro florua
B. axit floric
C. axit flohiđric
D. axit floric
Câu 14. Tên gọi của hợp chất NaHSO3 là
A. natri sunfat
B. natri hiđrosunfit
C. natri sunfit
D. natri hiđrosunfat
Câu 15. Công thức hóa học của axit sunfuhiđric là
A. HF B. H2S C. H2SO3 D. H2SO4
Câu 16. Cấu hình electron chung của nhóm VIA là
A. ns2np4 B. ns2np6 C. ns2np3 D. ns2np5
Câu 17. Cấu hình electron chung của nhóm VA là
A. ns2np4 B. ns2np6 C. ns2np3 D. ns2np5
Câu 18. Chọn phát biểu sai?
A. Clo là chất khí có màu vàng lục, mùi xốc, rất độc.
B. Hiđro clorua là khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí.
C. Flo là chất khí màu lục nhạt, không độc.
D. Brom là chất lỏng màu nâu đỏ, dễ bay hơi, hơi brom độc.
Câu 19. Chọn phát biểu sai?
A. Iot là chất rắn, dạng tinh thể màu đen tím.
B. Iot có hiện tượng thăng hoa.
C. Khí oxi không màu, không mùi, không vị, hơi nặng hơn không khí.
D. Ozon tồn tại trạng thái lỏng, có màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.
Câu 20. Chọn phát biểu sai?
A. Lưu huỳnh tồn tại trạng thái rắn, màu vàng.
B. Khí hiđro sunfua là chất khí, không màu, mùi trắng thối, không độc.
C. Khí sunfurơ không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước.
D. Lưu huỳnh trioxit là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước.
Câu 21. Chọn phát biểu đúng?
A. Axit sunfuric là chất lỏng, sánh như dầu, không màu và bốc hơi trong không khí ẩm.
B. Khí clo có màu lục nhạt, mùi xốc, rất độc.
C. Hiđro clorua là chất khí, nhẹ hơn không khí.
D. Ozon tồn tại trạng thái khí, có màu xanh nhạt, có mùi đặc trưng.
Câu 22. Chất không tác dụng với axit H2SO4 đặc nguội là
A. Ag B. Cu C. Al D. Pb
Câu 23. Chất không tác dụng với axit H2SO4 đặc nguội là
A. Fe B. Ca C. Cu D. Sn
Câu 24. Chất không tác dụng với axit H2SO4 đặc nguội là
A. C B. Cr C. FeSO4 D. S
Câu 25. Chất không tác dụng với axit H2SO4 đặc nguội là
A. Cu B. Au C. Ni D. CuO
Câu 26. Chất không tác dụng với axit H2SO4 đặc nguội là
A. Pt B. Pb C. Pd D. Ba
Câu 27. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa
A. O2 B. S C. SO2 D. Na2SO3.
Câu 28. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa
A. FeO B. H2SO4 C. SO2 D. Na2SO3.
Câu 29. Chất nào sau đây chỉ có tính khử
A. O2 B. H2S C. SO2 D. Na2SO3.
Câu 30: Chất nào sau đây chỉ có tính khử
A. O2 B. Cl2 C. F2 D. Na2S
Câu 31: Chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
A. Na2S B. SO3 C. SO2 D. Na2SO4.
Câu 32: Chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
A. O2 B. S C. SO3 D. H2SO4.
Câu 33: Hoà tan 2,88 gam Mg trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 11,2.
Câu 34. Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,912 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 10,2 B. 7,28. C. 10,92 D. 7,82
Câu 35. Cho 22,12 gam KMnO4 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thể tích khí thu được ở (đktc) là:
A. 7,84 lít B. 7,77 lít C. 7,88 lít. D. 3,136 lít
Câu 36. Cho m gam Fe tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng dư thì thu được dung dịch A và khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 30 gam muối sunfat. Giá trị m là
A. 11,05 gam. B. 4,2 gam. C. 8,4 gam. D. kết quả khác.
Câu 37. Trung hòa V ml dung dịch NaOH 1M bằng 500ml dung dịch H2SO4 2M thì thu được dung dịch D. Tính giá trị V?
A. 200. B. 2000. C. 20. D. kết quả khác.
Câu 38. Cần bao nhiêu gam sắt để tác dụng với khí clo dư thì thu được 26 gam sắt (III) clorua?
A. 8,96 gam. B. 1,12 gam. C. 3,36 gam. D. 6,72 gam.
Câu 39. Thuốc thử dùng để nhận biết ba dung dịch sau: HCl, NaOH, NaCl
A. Quỳ tím và AgNO3 . B. Quỳ tím.
C. Phenolphtalein và AgNO3 . D. dd AgNO3
Câu 40. Thuốc thử dùng để nhận biết ba dung dịch sau: Na2SO4, NaNO3, NaCl
A. Ba(OH)2 và AgNO3 . B. KOH và AgNO3.
C. NaOH và AgNO3 . D. BaCl2 và AgCl.
----(Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
Trên đây là trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Kiến An, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
Chúc các em học tập thật tốt!