Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2019 - 2020 Trường THPT Tân Phú

TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2019 – 2020

 

A. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

1. Trung Quốc thời Tần - Hán

a. Sự hình thành nhà Tần – Hán:

- Năm 221 TCN, Tần là nước có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh đã thống nhất được Trung Quốc, Tần Thuỷ Hồng lên ngôi vua, chế độ phong kiến hình thành.

- Sau 15 năm, vào năm 206 TCN Lưu Bang lập ra nhà Hán, chế độ phong kiến Trung Quốc tiếp tục được xác lập.

b. Xã hội:

- Cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc (thế kỉ VIII - thế kỉ III TCN), ở Trung Quốc, diện tích sản xuất mở rộng, sản lượng, năng suất tăng. Do đó, xã hội có sự biến đổi, hình thành các giai cấp mới: địa chủ và nông dân.

+ Địa chủ: quan lại có nhiều ruộng đất, trở thành địa chủ. Kể cả những nông dân giàu có cũng trở thành địa chủ.

+ Nông dân bị phân hóa: một số người giàu trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ), những nông dân giữ được ruộng đất gọi là nông dân tự canh; những người không có ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp tô ruộng đất gọi là nông dân lĩnh canh. Nông dân đều phải nộp thuế, đi lao dịch cho nhà nước.

- Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh thay cho quan hệ cũ và xã hội phong kiến được hình thành.

c. Chính trị:

+ Ở Trung ương : Hoàng đế các quyền tối cao, bên dưới các Thừa tướng, (quan văn) Thái uý (quan văn) và các quan coi giữ các mặt khác.

+ Ở địa phương, chia thành quận, huyện với các chức Thái thú và Huyện lệnh, phải chấp hành mệnh lệnh của nhà vuaàchế độ phong kiến tập quyền.

d. Đối ngoại:  xâm chiếm Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ...

2. Trung Quốc thời Đường:

a. Sự hình thành: Năm 618, Lý Uyên đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôi vua, lập ra nhà Đường.

b. Kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Giảm sưu thuế, bớt lao dịch.

+ Thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô - dung - điệu. Ruộng tư nhân phát triển.

+ Áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất như chọn giống...

→ nông nghiệp thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp :

+ Thời Đường bước vào giai đoạn thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền có đông người làm việc.

+ Thời Đường, ngoài đường biển đã hình thành "con đường tơ lụa", buôn bán với nước ngoài làm cho ngoại thương được khởi sắc.

c. Chính trị: từng bước hoàn chỉnh chính quyền từ trung ương xuống địa phương nhằm tăng cường quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.

+ Lập thêm chức Tiết độ sứ (là những thân tộc và công thần) đi cai trị vùng biên cương.

+ Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (con em địa chủ).

d. Đối ngoại: Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược : Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam... lãnh thổ được mở rộngàtrở thành đế quốc hùng mạnh.

3. Trung Quốc thời Minh – Thanh:

a. Thời Minh:

* Sự hình thành: Năm 1368, Chu Nguyên Chương lãnh đạo khởi nghĩa nông dân thắng lợi, lên ngôi vua, lập ra nhà Minh (1368 - 1644).

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: có bước tiến bộ về kĩ thuật canh tác, diện tích mở rộng hơn, sản lượng lương thực tăng.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp: mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện : hình thành các công xưởng thủ công (trong các nghề làm giấy, gốm, dệt...); có người làm thuê trong một số nghề dệt, mía đường... thành thị mở rộng và đông đúc, đây là những trung tâm chính trị và kinh tế lớn (như Bắc Kinh, Nam Kinh).

* Chính trị: quan tâm đến xây dựng chế độ qun chủ chuyn chế tập quyền bằng việc :

+ Bỏ chức Thái uý và Thừa tướng, vua nắm quân đội.

+ Lập ra sáu bộ do các quan thượng thư phụ trách từng bộ : Lễ, Binh, Hình, Công, Lại, Hộ.

+ Các bộ chỉ đạo trực tiếp các quan ở tỉnh.

* Đối ngoại: tiếp tục chính sách xâm lược (xâm lược Đại Việt...)...

b. Thời Thanh: 

* Sự hình thành: Năm 1644, khởi nghĩa của Lý Tự Thành đã lật đổ triều Minh, nhưng lại bị người Mãn xâm chiếm, lập ra nhà Thanh (1644 - 1911).

* Tiếp tục củng cố bộ máy chính quyền và thực hiện :

+ Chính sách áp bức dân tộc.

+ Mua chuộc địa chủ, thu hút người Hán vào bộ máy quan lại.

* Đối ngoại: mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có xâm lược Đại Việt, nhưng đã thất bại nặng nề, chính sách "đóng cửa" đã làm hạn chế buôn bán với nước ngoài...

4. Đặc điểm chung của các triều đại PK Trung Quốc:

- Trong giai đoạn đầu của thời kì hình thành và phát triển của xã hội phong kiến tập quyền, đời sống nhân dân được cải thiện ít nhiều.

- Vào cuối các triều đại, giai cấp thống trị tăng cường bóc lột nhân dân, tô thuế nặng nề, xâm lược mở rộng lãnh thổ à đời sống nhân dân khổ cực.

- Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội ngày một tăng, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra có tính chu kì, làm sụp đổ các triều đại. Những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa lại lên ngôi vua, tiếp tục xây dựng triều đại phong kiến mới.

5. Văn hóa Trung Quốc

- Nho giáo:

+ Do Khổng Tử sáng lập, giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền....

+ Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.

+ Sau này, học thuyết Nho giá càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

- Phật giáo:

+ Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.

+ Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.

- Sử học:

+ Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập : Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.

+ Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.

- Văn học:

+ Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị...

+ Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như ”Thuỷ hử” của Thi Nại Am,  ”Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung...

- Khoa học - kĩ thuật: đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực

+ Toán học: Tổ Xung Chi thời Nam-Bắc triều đã tìm ra số Pi đến 7 số lể...

+ Thiên văn học: phát minh ra nông lịch thời Tần – Hán...

+ Y học: có nhiều thầy thuốc giỏi nổi tiếng như Hoa Đà...

+ Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

- Nghệ thuật kiến trúc: đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như: Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động.

 

B.  ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

1. V­ương triều Gúpp-ta:

- Hồn cảnh ra đời: cuối thế kỉ III TCN, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, khủng hoảng kéo dài mấy thế kỉ cho đến đầu công nguyên. Năm 319, vương triều Gúp ta được xác lập.

- Vai trò của Vương triều Gúp-ta (319 - 467): chống lại sự xâm lược của các tộc ở Trung Á, thống nhất miền Bắc, làm chủ miền Trung Ấn Độ, tồn tại qua 9 đời vua.

- Văn hóa Ấn Độ thời Gúp- ta phát triển rực rỡ:

+ Đạo Phật: tiếp tục đư­ợc phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa hang, tượng Phật bằng đá).

+ Ấn Độ giáo hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, với tín ngưỡng từ cổ xưa, tôn thờ nhiều thần thánh. Các công trình kiến trác thờ thần cũng đư­ợc xây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo.

- Chữ viết : có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra-mi (Brahmi) đã nâng lên, sáng tạo và hoàn thiện thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) dùng để viết văn, khắc bia. Chữ Pa-li viết kinh Phật.

- Văn học cổ điển Ấn Độ – văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển.

è sự páht triển VH thời Gúp ta đã định hình VH TT Ấn Độ, làm nền cho VHTT Ấn Độ có giá trị văn hóa vĩnh cửu. Sự phát triển đó còn tạo điều kiện cho người Ấn Độ mang VH của mình truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ nét nhất.

2. Vương triều Hồi giáo Đê-li

- Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoaif của ng­ười Hồi giáo gốc Thổ, năm 1206, ng­ười Hồi giáo chiếm đất Ấn Độ, lập nên Vương quốc Hồi giáo Đê-li.

- Chính sách cai trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại ; có sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

- Văn hoá Hồi giáo đ­ược du nhập vào Ấn Độ, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.

- Vị trí:

+ Có sự giao lưu giữa hai nền VH: VH Ấn Độ Hin-đu và VH Hồi giáo à bắt đầu có sự giao lưu VH Đông – Tây.

+ Đạo Hồi được truyền bá và ảnh hưởng đến một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á...

3. V­ương triều Mô-gôn

- Năm 1398, thủ lĩnh – vua Ti-mua Leng thuộc dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 Vương triều Mô-gôn được thành lập.

- Chính sách cai trị: các đời vua đều ra sức củng cố theo hư­ớng "Ấn Độ hóa" và xây dựng đất nư­ớc, Ấn Độ có bư­ớc phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605) với nhiều chính sách tích cực (xây dựng chính quyền mạnh, hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, nghệ thuật...).

- Giai đoạn cuối, do những chính sách cai trị hà khắc của giai cấp thống trị (chuyên chế, đàn áp, lao dịch nặng nề, xây dựng nhiều công trình rất tốn kém...) tạo nên sự phản ứng của nhân dân ngày càng cao, nên Ấn Độ lâm vào khủng hoảng. Ấn Độ đứng trư­ớc sự xâm lư­ợc của thực dân phư­ơng Tây (Bồ Đào Nha và Anh).

- Vị trí: làm cho XH ổn định, kinh tế phát triển, VH có những thành tựu mới à đất nước thịnh vượng.

 

C. ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN

I.SỰ HÍNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á

1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại Đông Nam Á

- Điều kiện tự nhiên :

+ Gió mùa và ảnh hưởng của nó tới khí hậu Đông Nam Á.

+ Địa hình bị chia cắt, nhỏ, manh mún.

- Sự ra đời các quốc gia cổ đại:

+ Điều kiện hình thành : sự xuất hiện kĩ thuật luyện kim ; sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước ; ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa.

+ Quá trình hình thành : một số vương quốc đã được hình thành trong giai đoạn này : Cham-pa, Phù Nam, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic, Ma-lay-u, Ka-lin-ga...

- Kinh tế, chính trị – xã hội:

+ Kĩ thuật luyện kim (đồng và sắt); trồng cây ăn củ, ăn quả, nông nghiệp trồng lúa nước; dệt vải, làm gốm.

+ Là những quốc gia nhỏ, phân tán trên những địa bàn nhỏ hẹp.

- Quan sát lược đồ, xác định vị trí các quốc gia cổ đại Đông Nam Á.

2. Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Sự hình thành :

+ Thời gian hình thành : thế kỉ VII đến thế kỉ X.

+ Tên và địa bàn một số quốc gia tiêu biểu: Cam-pu-chia của người Khơ-me; Sri Kset-tria ở lưu vực sông

I-ra-oa-đi; Hi-ri-pun-giay-a, Đva-ra-va-ti ở Mê Nam; Sri-vi-giay-a, Ma-ta-ram ở In-đô-nê-xi-a...

- Giai đoạn phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á :

+ Thời gian : từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.

+ Tên và địa bàn một số quốc gia tiêu biểu: Đại Việt, Ăng-co, Pa-gan Tôn-gu, Mô-giô-pa-hit, Su-khô-thay – A-út-thay-a, Lan Xang...

Những nét chính: kinh tế phát triển (lúa gạo, sản phẩm thủ công, hương liệu); chính trị ổn định, tập quyền.

- Thời kì suy thoái :

+ Thời gian: từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.

+ Những nét chính: khủng hoảng kinh tế, chính trị; sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây

II.  VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO

1- Vương quốc Cam-pu-chia:

+ Các giai đoạn phát triển lịch sử: thế kỉ VI đến năm 802 : nước Chân Lạp.

· Từ năm 802 đến năm 1432: thời kì Ăng-co, là giai đoạn phát triển thịnh đạt.

· Từ năm 1432 đến năm 1863: thời kì Phnôm Pênh là thời kì suy thoái, sau đó trở thành thuộc địa của Pháp

+ Thành tựu văn hoá tiêu biểu: chữ Khơ-me cổ; văn học dân gian và văn học viết; kiến trúc và điêu khắc: Ăng-co Vát và Ăng-co Thom đặc sắc, độc đáo.

2- Vương quốc Lào:

+ Các giai đoạn phát triển lịch sử:

· Trước thế kỉ XIV: các mường Lào cổ.

· Năm 1353: Pha Ngừm thống nhất, thành lập Vương quốc Lan Xang.

· Từ năm 1353 đến nửa đầu thế kỉ XVIII: phát triển thịnh đạt.

· Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến năm 1893: suy yếu (chia thành 3 nước: Luông Pha-bang, Viêng Chăn và Chăm-pa-xắc) và bị thực dân Pháp xâm lược.

+ Thành tựu văn hoá tiêu biểu : chữ viết, kiến trúc: Thạt Luổng độc đáo.

- Lập niên biểu về quá trình phát triển lịch sử Lào, Cam-pu-chia thời phong kiến.

- Tìm hiểu một công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào, Cam-pu-chia.

 

D. TÂY ÂU THỜI KỲ TRUNG ĐẠI

I.  THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV)

1 - SỰ HÌNH THÀNH CÁC VƯƠNG QUỐC PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU

a. Quá trình tan rã của chế độ chiếm nô:

- Thế kỉ III, đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng suy thoái, xã hội rối ren.

- Đến cuối thế kỉ V, người Giéc-man từ phương Bắc đang trong thời kì chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã tràn vào Rô-ma. Năm 476, chế độ chiếm nô kết thúc.

b. Sự hình thành quan hệ phong kiến:

- Những việc làm của người Giéc-man:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc "man tộc" mới như Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt,...

+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.

+ Thủ lĩnh của họ tự xưng vua và phong tước vị : công tước, bá tước, nam tước...

+ Từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ, tiếp thu Ki-tô giáo.

- Kết quả:

+ Hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ, tăng lữ, quan lại có đặc quyền, giàu có.

+ Nô lệ, nông dân biến thành nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa.

+ Quan hệ phong kiến đã được hình thành ở Tây Âu, điển hình là ở Vương quốc Phơ-răng.

2. XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU:

- Lãnh địa là một khu đất rộng, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, sông đầm... Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, thôn xóm của nông dân..., xuất hiện ở thế kỉ IX.

- Đặc điểm của lãnh địa :

+ Là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc :

· Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cày cấy và nộp tô, họ bị buộc chặt vào lãnh chúa.

· Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, làm giày dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí cho lãnh chúa.

· Về cơ bản không có sự mua bán, trao đổi với bên ngoài (trừ sắt, muối, tơ lụa, đồ trang sức...).

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập :

· Lãnh chúa nắm quyền về chính trị, tư pháp, tài chính, có quân đội, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng... có quyền "miễn trừ" không ai can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

· Mỗi lãnh địa còn như một pháo đài bất khả xâm phạm, có hào sâu, tường cao, có kị sĩ bảo vệ...

- Quan hệ trong lãnh địa :

+ Đời sống của lãnh chúa :

· Sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.

· Bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô.

+ Cuộc sống của nông nô :

· Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác (thuế thân, cưới xin...).

· Mặc dù có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc, nhưng phải sống trong túp lều tối tăm bẩn thỉu.

+ Các cuộc đấu tranh của nông nô :

· Do bị bóc lột nặng nề, lại bị lãnh chúa đối xử tàn nhẫn, nông nô nhiều lần nổi dậy chống lại lãnh chúa.

· Hình thức : đốt kho tàng, bỏ trốn vào rừng, khởi nghĩa (như khởi nghĩa Giắc-cơ-ri ở Pháp năm 1358, Oát Tay-lơ ở Anh năm 1381).

3. THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI

- Nguyên nhân xuất hiện các thành thị :

+ Sản xuất phát triển và có nhiều biến đổi, xuất hiện tiền đề của kinh tế hàng hoá, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, không bị đóng kín trong lãnh địa.

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng đất, thoát khỏi lãnh địa.

- Sự ra đời của thành thị : Những người thợ thủ công có nhu cầu tập trung ở nơi thuận tiện (ngã ba, ngã tư đường, bến sông,...) để sản xuất và mua bán ở bên ngoài lãnh địa. Tại những nơi này cư dân ngày càng đông lên, rồi trở thành thị trấn nhỏ, sau này phát triển thành thành thị.

- Hoạt động của thành thị :

+ Cư dân thành thị chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân.

+ Phường hội, thương hội : là một tổ chức của những người lao động thủ công cùng làm một nghề, nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa ; phát triển sản xuất và bảo vệ quyền lợi của thợ thủ công. Người ta đặt ra quy chế riêng gọi là Phường quy.

+ Vai trò của thương nhân : thu mua hàng hoá của nơi sản xuất, bán cho người tiêu thụ và tổ chức các hội chợ để thúc đẩy thương mại.

- Vai trò của thành thị :

+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển.

+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, hình thành các trường đại học lớn.

+ Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia.

II. TÂY ÂU THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI

1 - NHỮNG PHÁT KIẾN LỚN VỀ ĐỊA LÍ

 a. Nguyên nhân và điều kiện

- Do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao.

- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

- Khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ :

+ Ngành hàng hải đã có những hiểu biết về địa lí, đại dương, sử dụng la bàn.

+ Kĩ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngày ở các đại dương lớn.

b. Các cuộc phát kiến lớn về địa lí

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã đi đến cực Nam của lục địa châu Phi, đặt tên là mũi Bão Tố, sau đổi thành mũi Hảo Vọng.

- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô đi từ Tây Ban Nha đến được Cu Ba và một số đảo thuộc vùng biển Ăng-ti, là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.

- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li-cút (Ấn Độ,5 - 1498).

- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521).

c. Hệ quả của phát kiến địa lí

- Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau.

- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.

- Tuy nhiên, có hạn chế là đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệàxuất hiện chủ nghã thực dân.

2- PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG

- Hoàn cảnh ra đời :

+ Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về  xã hội tương ứng, muốn xoá bỏ trở ngại phong kiến, muốn có nền văn hoá riêng.

+ Chế độ phong kiến, giáo lí đạo Ki-tô kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

- Khái niệm "Văn hoá Phục hưng" : khôi phục, phát huy giá trị, tinh hoa văn hoá xán lạn cổ đại Hi Lạp - Rô-ma, đấu tranh xây dựng một nền văn hoá mới, một cuộc sống tiến bộ.

- Thành tựu :

+ Khoa học - kĩ thuật có tiến bộ vượt bậc về y học, toán học.

+ Văn học - nghệ thuật phát triển phong phú với những tài năng như Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Sếch-xpia.

- Nội dung và ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng :

+ Lên án Giáo hội Ki-tô và tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.

+ Đề cao giá trị con người, xây dựng thế giới quan tiến bộ.

+ Đấu tranh công khai trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá, chống lại hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời và Giáo hội Thiên Chúa.

+ Mở đường cho sự phát triển cao của văn hoá loài người.

3 - CẢI CÁCH TÔN GIÁO

- Nguyên nhân :

+ Do Giáo hội trở nên phản động, ngăn cản hoạt động của giai cấp tư sản đang lên.

+ Giáo hội rất giàu có, dựa vào thần quyền bóc lột nhân dân, sống  xa hoa.

- Diễn biến :

+ Đi đầu là Đức, Thuỵ Sĩ, sau đó là Bỉ, Hà Lan, rồi lan rộng khắp các nước Tây Âu.

+ Nổi tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-thơ ở Đức và của Can-vanh tại Thuỵ Sĩ.

- Nội dung và ý nghĩa :

+ Không muốn thủ tiêu tôn giáo, dùng những biện pháp ôn hoà để quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.

+ Cải cách, bãi bỏ các thủ tục và nghi lễ phiền toái è Dẫn đến sự phân hoá thành Tân giáo và Cựu giáo.

+ Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến, cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2019 - 2020 Trường THPT Tân Phú, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em học tập thật tốt!   

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?