TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU TỔ LÝ – HÓA - CN | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN : HÓA HỌC 10
|
A – LÝ THUYẾT
Chương I Nguyên tử
Câu 1: Các hạt cơ bản cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là:
A. Hạt proton, notron B. Hạt nơtron, electron
C. Hạt electron, proton D. Hạt electron, proton và nơtron
Câu 2: Hạt nhân được cấu tạo bởi hầu hết các hạt
A. proton và nơtron B. nơtron và electron
C. electron và proton D. proton
Câu 3: Nguyên tố hóa học là:
A. Những nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân
B. Những nguyên tử có cùng số khối.
C. Những nguyên tử có cùng khối lượng
D. Những nguyên tử có cùng số hạt nơtron
Câu 4: Số proton, số nơtron và số khối của lần lượt là
A. 8; 8 và 17. B. 17; 8 và 9. C. 17; 9 và 8. D. 8; 9 và 17.
Câu 5: Nguyên tử X có Z=17. Số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu ?
A. 5 B. 7 C. 6 D. 8
Câu 6: Lưu huỳnh có ký hiệu nguyên tử cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. 2s22p4 B 2s22p5 C. 3s23p4 D. 3s23p5
Câu 7: Nguyên tử X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p5. Vậy X có số hiệu là.
A. 15 B. 16 C. 17 D. 18
Câu 8: Nguyên tử có bao nhiêu electron ở phân lớp p?
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 9: Cho các cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
X. 1s22s22p63s23p1
Y. 1s22s22p63s23p63d54s2
Z. 1s22s22p63s23p6
T. 1s22s22p63s1.
Các nguyên tố kim loại là:
A. X,Y,Z,T B. X, Z C. X, Y, T D. Y, Z, T
Câu 10: Có bao nhiêu electron tối đa ở lớp thứ 4 (lớp N) ?
A. 4 B. 16 C. 8 D. 32
Câu 11: Nguyên tử của một số nguyên tố có cấu hình electron như sau:
(X)1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2;
(Y)1s2 2s2 2p1;
(Z)1s2 2s2 2p6 3s2 3p2;
(T)1s2 2s2 2p6 3s2.
Nguyên tử nào thuộc nguyên tố s ?
A. Y,Z B. X;T C. X,Y D. Z,T
Câu 12: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron nguyên tử nào sau đây không đúng?
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 4s2
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
Câu 13: Trong dãy kí hiệu các nguyên tử sau, dãy nào chỉ cùng một nguyên tố hóa học:
A. 146A ; 157B B. 168C; 178D;
C. 5626G; 56 27F D. 2010H ; 2211I
Câu 14: Nguyên tử nguyên tố X có 14 electron. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là.
A. 2 B. 8 C. 4 D. 6
Câu 15: Số electron tối đa trong phân lớp f và phân lớp p lần lượt là:
A. 10e và 18e. B. 10e và 14e.
C. 6e và 14e. D. 14e và 6e.
Câu 16: Cấu hình electron của Fe (Z=26) là:
A. 1s22s22p63s23p63d64s2
B. 1s22s22p63s23p63d6
C. 1s22s22p63s23p64s23d6
D. 1s22s22p63s23p63d8
Câu 17: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử Natri là 34, trong hạt nhân số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1. Số hạt p, n ,e của nguyên tử X lần lượt là:
A. 11, 12, 12 B. 11, 12, 11 C. 12, 11, 11 D. 12, 11, 12
Câu 18: Trong nguyên tử của 1 nguyên tố A có tổng số các hạt là 58. Biết số hạt mang điện dương ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt. Kí hiệu nguyên tử của A là.
A. 3819K B. 3820K C. 3920K D. 3919K
Câu 19: Nguyên tử khối TB của đồng là 63,54. Trong tự nhiên, đồng tồn tại 2 loại đồng vị là và . Thành phần phần trăm theo số nguyên tử là.
A. 27%. B. 26,7%. C. 26,3%. D. 73%.
Câu 20: Nguyên tử clo có 2 đồng vị: 35Cl( 75,77%) ; 37Cl (24,23%). Nguyên tử khối trung bình của clo là
A. 35,00 B. 35,50 C. 35,67 D. 35,45
CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
Câu 21: Các nguyên tố hóa học trong nhóm A có tính chất hóa học giống nhau vì:
A. Có cùng số lớp electron. B. Nguyên tử có số electron lớp ngoài cùng như nhau.
C. Có hóa trị như nhau D. Tạo thành các oxit có công thức như nhau.
Câu 22: Cation X3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 2s22p6. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm VIA, là nguyên tố phi kim B. Chu kì 4, nhóm IVB là nguyên tố kim loại
C. Chu kì 3, nhóm IIIA, là nguyên tố kim loại D. Chu kì 4, nhóm IIIB, là nguyên tố kim loại
Câu 23: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có bao nhiêu chu kì nhỏ và bao nhiêu chu kì lớn?
A. 3 và 4 B. 2 và 3 C. 4 và 2 D. 4 và 3
Câu 24: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p1 và số khối (A) là 27. Hạt nhân nguyên tử X có
A. 13p,14n B. 13n, 14p C. 14p,13e D. 14p; 14n
Câu 25: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn gồm các nhóm nguyên tố nào?
A. Nguyên tố d B. Nguyên tố s C. Nguyên tố s và p D. Các nguyên tố p
Câu 28: Nguyên tố thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIA. Vậy X có cấu hình electron:
A. 1s22s22p63s23p4. B. 1s22s22p63s23p5. C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p6.
Câu 26: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc:
A. Tăng dần độ âm điện B. Tăng dần bán kính nguyên tử
C. Tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. D. Tăng dần khối lượng
Câu 27: Nguyên tử của nguyên tố nào có khuynh hướng cho 1 electron trong các phản ứng hóa học?
A. Mg(Z=12) B. Cl(Z=17) C. Na(Z=11) D. Al(Z=13)
Câu 28: Sắp xếp các kim loại Na, Mg, Al, K theo quy luật tính kim loại giảm dần:
A. K, Na, Mg, Al. D. Na, K, Mg, Al. B. Na, Mg, Al, K. C. Al, Mg, Na, K.
Câu 29: Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn?
A. Hóa trị cao nhất với oxi B. Tính kim loại, tính phi kim
C. số electron lớp ngoài cùng D. Số lớp electron
Câu 30: Các ion A+, B2+, X2- đều có cấu hình electron bền vững của khí neon là 1s22s22p6. Vậy các nguyên tử của các nguyên tố tương ứng là.
A. 11Na, 20Ca, 8O B. 11Na, 12Mg, 8O
C. 9F, 8O, 12Mg D. 19K, 20Ca, 16S
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 10 năm 2018 - Trường THPT Đông Hiếu, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!