Phương pháp giải bài tập Chương Nguyên Tử

CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG NGUYÊN TỬ

 

Chủ đề 1: Thành phần nguyên tử, Nguyên tố hóa học và Đồng vị.

I. Thành phần nguyên tử

- Nguyên tử có 2 thành phần chính: hạt nhân và lớp vỏ

- Proton, notron, electron được gọi là các hạt cơ bản trong nguyên tử

- Do nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e hay P = E

● Kết luận :

Trong nguyên tử hạt nhân mang điện dương, còn lớp vỏ mang điện âm.

- Tổng số proton trong hạt nhân bằng tổng số electron ở lớp vỏ.

- Khối lượng của electron rất nhỏ so với proton và nơtron.

II. Điện tích và số khối hạt nhân

- Vì notron không mang điện nên điện tích hạt nhân chính là điện tích của proton.

→ Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số p = số e hay P = E = Z

Số đơn vị điện tích hạt nhân Z cũng chính là số hiệu nguyên tử.

- Số khối của hạt nhân (gần bằng khối lượng nguyên tử), kí hiệu A bằng tổng số proton và notron: A = Z = N

- Trong nguyên tử tổng số hạt co bản được tính theo công thức:

\(\sum {}  = P + N + E = 2Z + N = A + Z\)

Nguyên tố hóa học: Là tập hợp các nguyên tử có cùng số điện tích hạt nhân.

Số hiệu nguyên tử (Z) : Z = p = e

Kí hiệu nguyên tử :  \({}_Z^AX\)

Trong đó A là số khối nguyên tử, Z là số hiệu nguyên tử, X là ký hiệu hóa học của nguyên tử.

III. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình

1. Đồng vị

- Là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron (khác nhau số khối A).

Ví dụ : Nguyên tố cacbon có 3 đồng vị:  \({}_6^{12}C\,\,,\,\,{}_6^{13}C\,\,,\,\,{}_6^{14}C\)

- Các đồng vị bền có : \(1\,\, \le \,\,\frac{{\rm{N}}}{{\rm{Z}}}\,\, \le \,\,1,524\)  với Z < 83 hoặc : \(1\,\, \le \,\,\frac{{\rm{N}}}{{\rm{Z}}}\,\, \le \,\,1,33\) với Z ≤ 20.

2. Nguyên tử khối trung bình

Nếu nguyên tố X có n đồng vị, trong đó

 chiếm x1 % (hoặc x­1 nguyên tử )

 chiếm x2 % (hoặc x­2 nguyên tử )

 chiếm xn % (hoặc xn nguyên tử ).

thì nguyên tử khối trung bình của X là:  \(\overline M  = \frac{{{A_1}.{x_1} + {A_2}.{x_2} + ... + {A_n}.{x_n}}}{{{x_1} + {x_2} + ... + {x_n}}}\)

● Lưu ý : Trong các bài tập tính toán người ta thường coi nguyên tử khối bằng số khối.

IV. Bài tập định tính:

1, Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản ?

A. 1.                                 B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

2, Trong nguyên tử, hạt mang điện là :

A. Electron.                      B. Electron và nơtron.   C. Proton và nơton.    D. Proton và electron.

3, Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là :

A. Electron.                      B. Proton.                    C. Nơtron.                  D. Nơtron và electron.

4, Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?

A. Proton.                        B. Nơtron.                   C. Electron.                 D. Nơtron và electron.

5, So sánh khối lượng của electron với khối lượng hạt nhân nguyên tử, nhận định nào sau đây là đúng ?

A. Khối lượng electron bằng khoảng  khối lượng của hạt nhân nguyên tử.

B. Khối lượng của electron nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của hạt nhân nguyên tử.

C. Một cách gần đúng, trong các tính toán về khối lượng nguyên tử, người ta bỏ qua khối lượng của các electron.

D. B, C đúng.

6, Chọn phát biểu sai :

A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.       

B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.

C. Nguyên tử oxi có số electron bằng số proton.           

D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxi có 6 electron.

7, Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.   

B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.

C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.

D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

8, Mệnh đề nào sau đây không đúng ?

A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có tỉ lệ giữa số proton và nơtron là 1 : 1.

B. Chỉ có trong nguyên tử magie mới có 12 electron.

C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có 12 proton.      

D. Nguyên tử magie có 3 lớp electron.

9, Khi nói về số khối, điều khẳng định nào sau đây luôn đúng ? Trong nguyên tử, số khối

A. bằng tổng khối lượng các hạt proton và nơtron.

B. bằng tổng số các hạt proton và nơtron.

C. bằng nguyên tử khối.

D. bằng tổng các hạt proton, nơtron và electron.

10, Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo là :

A. 9.                                 B. 10.                          C. 19.                          D. 28.

...

Trên đây là phần trích dẫn Phương pháp giải bài tập Chương Nguyên Tử, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?