TỔNG HỢP CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10 NĂM 2019
DẠNG 1: LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
Câu 1: Hoàn thành các PTPƯ sau:
a, NaOH + MgCl2
b, KCl + AgNO3
c, BaCl2 + MgSO4
d, CuSO4 + KOH
e, FeCl2 + NaOH
Câu 2: Cân bằng các PTPƯ sau:
a, Fe + FeCl3 → FeCl2
b, Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag
c, Fe + HCl → FeCl2 + H2
d, Fe + H2SO4 l → FeSO4 + H2
e, Fe + H2SO4 đ → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
f, Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
DẠNG 2: TÍNH THEO MỘT CHẤT ĐÃ BIẾT
Câu 1: Cho 2,4 gam Mg tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ CM, thu được V lít H2 (đktc).
a, Tính V
b, Tính a
c, Tính khối lượng muối thu được.
Câu 2: Cho 13 gam Zn tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch H2SO4 loãng có nồng độ CM, thu được V lít H2 (đktc).
a, Tính V
b, Tính a
c, Tính khối lượng muối thu được.
DẠNG 3: BÀI TOÁN LƯỢNG DƯ
Câu 1: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 3,36 lít O2 (đktc). Tính khối lượng CuO tạo thành.
Câu 2: Cho 0,81 gam Al tác dụng với 100 ml HCl 1M. Tính khối lượng AlCl3 tạo thành.
Câu 3: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 200ml dung dịch AgNO3 0,5M. Tính khối lượng thanh kim loại sau phản ứng.
DẠNG 4: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH (tự đọc)
Câu 1: Cho 13,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl loãng, thu được 6,72 lít H2(đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 2: Cho 5,1 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít H2(đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ
DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ
Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên
A. electron, proton và nơtron B. electron và nơtron
C. proton và nơtron D. electron và proton
Câu 2: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng
A. Số proton và điện tích hạt nhân B. Số proton và số electron
C. Số khối A và số nơtron D. Số khối A và điện tích hạt nhân
Câu 3: Nguyên tố hóa học bao gồm các nguyên tử:
A. Có cùng số khối A B. Có cùng số proton
C. Có cùng số nơtron D. Có cùng số proton và số nơtron
Câu 4: Điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
C. Số khối A là tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).
D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
Câu 6: Mệnh đề nào sau đây không đúng ?
(1) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho 1 nguyên tố. (2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.
(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron. (4) Chỉ có trong nguyên tử oxi mới có 8 electron.
A. 3 và 4 B. 1 và 3 C. 4 D. 3
Câu 7: Chọn câu phát biểu sai :
1, Trong một nguyên tử luôn luôn có số prôtôn = số electron = số điện tích hạt nhân
2, Tổng số prôton và số electron trong một hạt nhân gọi là số khối
3, Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử
4, Số prôton =điện tích hạt nhân
5, Đồng vị là các nguyên tử có cùng số prôton nhưng khác nhau về số nơtron
A. 2,4,5 B. 2,3 C. 3,4 D. 2,3,4
Câu 8: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là \({}_{12}^{24}{\rm{Mg,}}\,\,\,{}_{12}^{25}{\rm{Mg, }}{}_{12}^{26}{\rm{Mg}}\) . Phát biểu nào sau đây là sai ?
A.Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14
B.Đây là 3 đồng vị.
C.Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.
D.Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.
Câu 9: Chọn câu phát biểu sai:
A. Số khối bằng tổng số hạt p và n
B. Tổng số p và số e được gọi là số khối
C. Trong 1 nguyên tử số p = số e = điện tích hạt nhân
D. Số p bằng số e
Câu 10: Nguyên tử có :
A. 13p, 13e, 14n. B. 13p, 14e, 14n.
C. 13p, 14e, 13n. D. 14p, 14e, 13n.
Câu 11: Nguyên tử canxi có kí hiệu là . Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Nguyên tử Ca có 2electron lớp ngoài cùng. B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20.
C. Canxi ở ô thứ 20 trong bảng tuần hoàn. D. Tổng số hạt cơ bản của canxi là 40.
DẠNG 2: TÌM SỐ P, E, N, SỐ KHỐI A - VIẾT KÍ HIỆU NGUYÊN TỬ
Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40 .Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt .Nguyên tố X có số khối là :
A. 27 B. 26 C. 28 D. 23
Câu 15: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 155 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Số khối của nguyên tử đó là
A. 119 B. 113 C. 112 D. 108
Câu 16: Tổng các hạt cơ bản trong một nguyên tử là 82 hạt. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của nguyên tử đó là
A. 57 B. 56 C. 55 D. 65
Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt .Trong hạt nhân, hạt mang điện bằng số hạt không mang điện.
1, Số đơn vị điện tích hạt nhân Z là :
A. 10 B. 11 C. 12 D.15
2, Số khối A của hạt nhân là :
A . 23 B. 24 C. 25 D. 27
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện.Điện tích hạt nhân của X là:
A. 18 B. 17 C. 15 D. 16
Câu 19: Nguyên tử của một nguyên tố có 122 hạt p,n,e. Số hạt mang điện trong nhân ít hơn số hạt không mang điện là 11 hạt. Số khối của nguyên tử trên là:
A. 122 B. 96 C. 85 D. 74
Câu 20: Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 17 B. 18 C. 34 D. 52
...
Trên đây là phần trích dẫn Tổng hợp các dạng bài tập chương trình Hóa học 10 năm 2019, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!