ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÓA HỌC 8 NĂM 2019-2020
A. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.
- Nguyên tố hóa học - Kí hiệu hóa học
2. Thế nào là đơn chất , hợp chất. Cho ví dụ?
3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất :
+ Đơn chất : A ( đơn chất kim loại và một vài phi kim như : S,C … )
+ Đơn chất : Ax ( phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2 )
+ Hợp chất : AxBy ,AxByCz …
- Ý nghĩa của CTHH
4. Hóa trị của nguyên tố
-Phát biểu quy tắc hóa trị .
Viết biểu thức.
Vận dụng : Tính hóa trị -lập CTHH
6.Sự biến đổi của chất :
- Hiện tượng vật lý
- Hiện tượng hóa học.
7.Phản ứng hóa học:
- Định nghĩa – điều kiện
8. Định luật bảo toàn khối lượng : A + B → C + D
- Định luật : Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
- Biếu thức về khối lượng: mA + mB = mC + mD
9. Phương trình hóa học là gì ? các bước lập PTHH? Ý nghĩa của PTHH
10. Các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
- Mol (n) là lượng chất có chứa N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
con số 6.1023 là số Avogađro, kí hiệu là N
- Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó
- Thể tích mol (l) của chất khí là thể tích chiếm bơi N phân tử của chất khí đó.
m = n.M (g) rút ra \(n = \frac{m}{M}{\rm{ (mol) , M }} = {\rm{ }}\frac{{\rm{m}}}{{\rm{n}}}{\rm{ (g)}}\)
- Thể tích khí chất khí :
+ Ở điều kiện tiêu chuẩn : \({\rm{V}} = {\rm{ n}}.{\rm{22,4 = }}\frac{m}{M}.22,4\)
+ Ở điều kiện thường: \({\rm{V}} = {\rm{ n}}.{\rm{24 = }}\frac{m}{M}.24 (l)\)
11. Tỷ khối của chất khí.
- Khí A đối với khí B : \({{\rm{d}}_{{\rm{A/B}}}} = \frac{{{{\rm{M}}_{\rm{A}}}}}{{{\rm{M}}{_{\rm{B}}}}}\)
- Khí A đối với không khí : \({d_{A/kk}} = \frac{{{M_A}}}{{29}}\)
B. BÀI TẬP
Dạng bài tập 1:
Phân loại các chất sau theo đơn chất, hợp chất: khí hidro, nước , đường saccarozo (C12H22O11 ), nhôm oxit (Al2O3), đá vôi (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), dây đồng, bột lưu huỳnh, khí Clo.
Dạng bài tập 2: Hóa trị
Bài tập mẫu:
a) Tính hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5
Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 (a>O)
Ta có: a II
N2O5 ⇒ a*2 = 5*II ⇒ \(a = \frac{{5.II}}{2} \to a = V\)
Vậy trong CT hợp chất N2O5 thì N(V)
b) Tính hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 , biết nguyên tố Ca(II)
Giải: Gọi b là hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 (b>O)
Ta có: II b
Ca3(PO4)2 ⇒ 3*II = 2*b ⇒ \(b = \frac{{3.II}}{2} \to b = III\)
Vậy trong CT hợp chất Ca3(PO4)2 thì PO4 (III)
c) Lập công thức hóa học của hợp chất gồm sắt ( Fe ) có hoá trị III và nhóm Sunfat (SO4 ) có hoá trị II
Giải: Đặt công thức tổng quát : \(\mathop {F{e_x}}\limits^{III} {(\mathop {S{O_4}}\limits^{II} )_y}\)
Biểu thức của quy tắc hoá trị : x . III = y . II
Lập tỉ lệ : \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{III}} = \frac{2}{3}\)
Chọn : x = 2 ; y = 3
Công thức hoá học : Fe2(SO4)3 Phân tử khối của Fe2(SO4)3 : 2 . 56 + 3 ( 32 + 64 ) = 400 đvC
d) Lập công thức của hợp chất gồm lưu huỳnh ( S ) có hoá trị VI và nguyên tố oxi ( O ) có hoá trị II
Giải: Đặt công thức tổng quát : \(\mathop {{S_x}}\limits^{VI} {\mathop O\limits^{II} _y}\)
Biểu thức của quy tắc hoá trị : x . VI = y . II
Lập tỉ lệ : \(\frac{x}{y} = \frac{{II}}{{VI}} = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\)
Chọn : x = 1 ; y = 3
Công thức hoá học : SO3
Phân tử khối của SO3 : 32 + 3 . 16 = 80 đvC
Câu 1: Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố (N và kim loại)hoặc nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau đây: NO ; NO2 ; N2O3 ; N2O5; NH3; Ba(OH)2; Na2SO4; NaNO3; K2CO3 ; K3PO4 ; Ca(HCO3)2 Na2HPO4 ; Al(HSO4)3 ; Mg(H2PO4)2; HCl; H2SO4; H3PO4
Câu 2: Lập CTHH và tính Phân tử khối của những hợp chất sau tạo bởi:
P ( III ) và O; N ( III )và H; Fe (II) và O; Cu (II) và OH; Ca(II) và NO3(I); Ag(I)và SO4(II),
Ba(II) và PO4(III); Fe (III) và SO4, Al (III)và SO4; NH4 (I) và NO3
Dạng bài tập 3: Định luật bảo toàn khối lượng
Câu 1: Có thể thu được kim loại sắt bằng cách cho khí cacbon monoxit CO tác dụng với chất sắt (III) oxit . Khối lượng của kim loại sắt thu được là bao nhiêu khi cho 16,8 kg CO tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit thì có 26,4 kg CO2 sinh ra.
Câu 2: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng II oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic.
A. Tính khối lượng của khí cacbonic sinh ra nếu khối lượng malachite mang nung là 2,22g, thu được 1,60 g đồng II oxit và 0,18 g nước.
B. Nếu thu được 6 g đồng II oxit; 0,9 g nước và 2,2 g khí cacsbonic thì khối lượng quặng đem nung là bao nhiêu?
Dạng bài tập 4: Phương trình hóa học
Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phản ứng sau:
1. Al + O2 → Al2O3
2. K + O2 → K2O
3. Al(OH)3 → Al2O3 + H2O
4. Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O
5. Al + HCl → AlCl3 + H2
6. FeO + HCl → FeCl2 + H2O
7. Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
8. NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
9. Ca(OH)2 + FeCl3 → CaCl2 +Fe(OH)3
10. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + HCl
Dạng bài tập 5: Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
Câu 1: Hãy tính :
-Số mol CO2 có trong 11g khí CO2 (đktc)
-Thể tích (đktc) của 9.1023 phân tử khí H2
Câu 2: Hãy cho biết 67,2 lít khí oxi (đktc)
- Có bao nhiêu mol oxi?
-Có bao nhiêu phân tử khí oxi?
-Có khối lượng bao nhiêu gam?
-Cần phải lấy bao nhiêu gam khí N2 để có số ph.tử gấp 4 lần số ph.tử có trong 3.2 g khí oxi.
Câu 3: Một hỗn hợp gồm 1,5 mol khí O2; 2,5 mol khí N2; 1,2.1023 phân tử H2 và 6,4 g khí SO2.
-Tính thể tích của hỗn hợp khí đó ở đktc.
-Tính khối lượng của hỗn hợp khí trên.
Dạng bài tập 6: Tính theo công thức hóa học:
Bài tập mẫu:
a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất NaOH
Ta có: MNaOH = 23+16+1= 40 (g)
→ \(\% Na = \frac{{23}}{{40}}.100\% = 57,5\% \); \(\% o = \frac{{16}}{{40}}.100\% = 40\% \); \(\% H = \frac{{1}}{{40}}.100\% = 2,5\% \)
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất Fe(OH)3
Ta có: MFe(OH)2 = 56+(16+1)*3 = 107 (g)
→ \(\% Fe = \frac{{56}}{{107}}.100\% = 52,34\% \)
\(\% O = \frac{{48}}{{107}}.100\% = 44,86\% \)
\(\% H = \frac{{1.3}}{{107}}.100\% = 2,8\% \)
Câu 1: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: NaNO3; K2CO3 , Al(OH)3, SO2, SO3, Fe2O3.
Câu 2: Xác định CTHH của hợp chất giữa nguyên tố X với O có %X = 43,67%. Biết X có hóa trị V trong hợp chất với O. (ĐS: P2O5)
Câu 3: Hợp chất B có %Al = 15,79%; %S = 28,07%, còn lại là O. Biết khối lượng mol B là 342.Viết CTHH dưới dạng Alx(SO4)y .Xác định CTHH. (ĐS: Al2(SO4)3 )
Dạng bài tập 7: Tính toán và viết thành công thức hóa học
Bài tập mẫu: Hợp chất Crx(SO4)3 có phân tử khối là 392 đvC. Tính x và ghi lại công thức hóa học?
Ta có: PTK của Crx(SO4)3 = 392 ⇒ Crx = 392 – 288 ⇒ x = 104 : 52 = 2
Vậy CTHH của hợp chất là Cr2(SO4)3
Bài tập tự giải: Tính x và ghi lại công thức hóa học của các hợp chất sau:
1) Hợp chất Fe2(SO4)x có PTK là 400 đvC.
2) Hợp chất FexO3 có PTK là 160 đvC.
3) Hợp chất Al2(SO4)x có PTK là 342 đvC.
4) Hợp chất K2(SO4)x có PTK là 174 đvC.
Dạng bài tập 8: Tính theo phương trình hóa học
Câu 1: Cho 11,2gam Fe tác dụng với dung dịch HCl .Tính:
a. Thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b. Khối lượng HCl phản ứng.
c. Khối lượng FeCl2 tạo thành.
Câu 2: Cho phản ứng: 4Al + 3O2 → 2Al2O3. Biết có 2,4.1022 nguyên tử Al phản ứng.
a. Tính thể tích khí O2 đã tham gia phản ứng ở đktc. Từ đó tính thể tích không khí cần dùng . Biết khí oxi chiếm 1.5 thể tích của không khí.
b. Tính khối lượng Al2O3 tạo thành.
....
Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập có đáp án môn Hóa học 8 năm 2019-2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu tham khảo tại đây:
- Đề thi KSCL HK1 môn Hóa học 8 năm 2019-2020 Trường THCS Hải Yến
- Các dạng bài tập ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 8 năm học 2019-2020
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.