ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG V: HIĐRO – NƯỚC MÔN HÓA HỌC 8
Câu 1: Xét các phát biểu:
1. Hiđro ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng.
2. Hiđro nhẹ hơn không khí 0,1 lần.
3. Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị.
4. Hiđro tan rất ít trong nước.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2 + 3: Cho 48 gam CuO tác dụng với khí H2 đun nóng.
Câu 2: Thể tích khí H2 (đktc) cần dùng để đốt cháy lượng Cu trên là:
A. 11,2 lít.
B. 13,44 lít.
C. 13,88 lít.
D. 14,22 lít.
Câu 3: Khối lượng đồng thu được là:
A. 38,4 gam.
B. 32,4 gam.
C. 40,5 gam.
D. 36,2 gam.
Câu 4: Cho khí H2 tác dụng vừa đủ với sắt (III) oxit, thu được 11,2 gam sắt. Khối lượng sắt oxit đã tham gia phản ứng là:
A. 12 gam.
B. 13 gam.
C. 15 gam.
D. 16 gam.
Câu 5: Các phản ứng cho dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.
B. CO2 + NaOH + H2O → NaHCO3.
C. CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.
D. H2 + CuO → H2O + Cu.
Câu 6: Khí H2 dùng để nạp vào khí cầu vì:
A. Khí H2 là đơn chất.
B. Khí H2 là khí nhẹ nhất.
C. Khí H2 khi cháy có tỏa nhiệt.
D. Khí H2 có tính khử.
Câu 7: Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm chứa CuO nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, hiện tượng quan sát được là:
A. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành.
B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành.
C. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước tạo thành.
D. Có tạo thành chất rắn màu đen, có hơi nước tạo thành.
Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế?
A. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.
B. 3Fe + 2O2 → Fe3O4.
C. Cu + FeCl2 → CuCl2 + Fe.
D. 2H2 + O2 → 2H2O.
Câu 9: Cho các chất sau: Cu, H2SO4, CaO, Mg, S, O2, NaOH, Fe. Các chất dùng để điều chế khí hiđro H2 là:
A. Cu, H2SO4, CaO.
B. Mg, NaOH, Fe.
C. H2SO4, S, O2.
D. H2SO4, Mg, Fe.
Câu 10: Ở cùng một điều kiện, hỗn hợp khí nào sau đây nhẹ nhất?
A. H2 và CO2.
B. CO và H2.
C. CH4 và N2.
D. C3H8 và N2.
Câu 11: 1000 ml nước ở 15OC hòa tan được bao nhiêu lít khí H2?
A. 20.
B. 0,02.
C. 0,2.
D. 0,002.
Câu 12: Khí hiđro thu được bằng cách đẩy nước vì:
A. Khí hiđro nhẹ hơn nước.
B. Khí hiđro ít tan trong nước.
C. Khí hiđro nhẹ nhất trong các chất khí.
D. Hiđro là chất khử.
Câu 13: Tính số gam nước tạo ra khi đốt 4,2 lít hiđro với 1,4 lít oxi (đktc).
A. 2,25 gam.
B. 1,25 gam.
C. 12,5 gam.
D. 0,225 gam.
Câu 14: Phản ứng nào sau đây không được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?
A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
C. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.
D. 2H2O → 2H2 + O2.
Câu 15: Có 3 lọ bị mất nhãn đựng các khí O2, CO2, H2. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết 3 lọ trên dễ dàng nhất?
A. Hơi thở.
B. Que đóm.
C. Que đóm đang cháy.
D. Nước vôi trong.
Câu 16: Nung nóng x (gam) hỗn hợp chứa Fe2O3 và CuO trong bình kín với khí hiđro để khử hoàn toàn lượng oxit trên, thu được 13,4 gam hỗn hợp Fe và Cu, trong đó số mol của sắt là 0,125 mol. Giá trị x và thể tích khí H2 tham gia là:
A. 18 ; 6,44.
B. 18 ; 4,2.
C. 18 ; 2,24.
D. Kết quả khác.
Câu 17: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?
A. CuO + H2 → Cu + H2O.
B. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2.
C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.
Câu 18: Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí là vì:
A. Khí hiđro dễ trộn lẫn với không khí.
B. Khí hiđro nhẹ hơn không khí.
C. Khí hiđro ít tan trong nước.
D. Khí hiđro nặng hơn không khí.
Câu 19: Phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất gọi là:
A. Phản ứng oxi hóa – khử.
B. Phản ứng hóa hợp.
C. Phản ứng thế.
D. Phản ứng phân hủy.
Câu 20: Khối lượng hiđro trong trường hợp nào sau đây là nhỏ nhất?
A. 6.1023 phân tử H2.
B. 0,6 gam CH4.
C. 3.1023 phân tử H2O.
D. 1,50 gam amoni clorua.
---(Để xem nội dung chi tiết từ câu số 21 đến câu 40 của đề cương ôn tập Chương V vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề cương ôn tập Chương V môn Hóa học 8 năm 2018 - 2019, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em đạt điểm số thật cao!