ÔN TẬP NGUYÊN TỬ
I. Trắc nghiệm:
1. Phát biểu nào sau đây về nguyên tử là đúng nhất
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt proton và nơtron
B. Vỏ nguyên tử có kích thước gần bằng kích thước hạt nhân nguyên tử
C. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt electron, proton và nơtron
D. Trong hạt nhân nguyên tử, các hạt proton và nơtron luôn có mặt
2. Nguyên tử X có số hạt mang điện là 12. Trong hạt nhân nguyên tử X có điện tích là
A. 12+ B. 12- C. 6+ D. 6-
3. Một nguyên tử có số hạt lần lượt là 12e, 12p, 12n. Khối lượng nguyên tử gần đúng (lấy u làm đơn vị tính) là
A. 3.9852.10-26kg B. 4,1024.10-26kg C. 3,8832.10-26kg D. 4,0834.10-26kg
4. Biết cấu tạo thông thường của nguyên tử Oxi là 8e, 8p, 8n. Khối lượng của phân tử khí O2 (lấy u làm đơn vị tính) là
A. 31,0993. 10-25kg B. 16.924010-25kg C. 33,231310-25kg D. 5.3136. 10-25kg
5. Lớp vỏ nguyên tử Y có 11e. Điện tích ở lớp vỏ nguyên tử là
A. -1,602.10-19C B. 17.622.10-19C C. +17.622.10-19C D. -17.622.10-19C
6. Cho các phát biểu sau
a) Khối lượng của các hạt p và n lớn hơn rất nhiều so với khối lượng hạt e
b) Khối lượng nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân nguyên tử
c) Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không tuân theo quỹ đạo của hình elip, hình tròn,…
d) Trong nguyên tử, số hạt e luôn bằng số hạt p và bằng số hạt n.
e) Sự chuyển động của electron phụ thuộc vào lực hút Trái Đất.
f) Trong hạt nhân nguyên tử, các hạt proton và nơtron đứng yên không di chuyển
Số phát biểu đúng
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
7. Điện tích ở lớp vỏ nguyên tử X là -1,602.10-19C. Vậy lớp vỏ nguyên tử X có chứa
A. 1e B. 2e C. 0e D. 4e
8. Nguyên tử có đường kính lớn gấp 10000 lần đường kính hạt nhân. Nếu phóng đại đường kính hạt nhân lên thành 3cm thì đường kính nguyên tử sẽ là
A. 100m B. 150m C. 300m D. 1200m
9. Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10-1nm và có khối lượng là 65u. Khối lượng riêng của nguyên tử kẽm
A. 11,47 g/cm3 B. 14,477 g/cm3 C. 12,73 g/cm3 D. 10,47 g/cm3
10. Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện âm là 1. Ký hiệu nguyên tử X là
A. B. C. D.
11. Cấu tạo nguyên tử X có tổng số hạt là 76. Biết rằng số electron ở phân lớp s là 7. Số hiệu nguyên tử là
A. 22 B. 23 C. 24 D. 25
12. Hiện tượng đồng vị là
A. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số electron trong nguyên tử
B. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số nơtron trong nguyên tử
C. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số proton trong nguyên tử
D. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có cùng số khối trong nguyên tử
13. X là nguyên tố kim loại. Trong nguyên tử X có tổng số hạt là 34. X là nguyên tố
A. K B. Na C. Fe D. Cu
14. Cho hợp chất XY có tổng số hạt là 42, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số khối của hợp chất XY là
A. 14 B. 20 C. 28 D. 42.
15. Đồng là một kim loại màu đỏ, dẫn điện tốt. Khối lượng riêng của Cu là 8,94g/cm3 nên được xếp vào nhóm kim loại nặng. Biết rằng nguyên tử khối của Cu là 63,54 g/mol và bán kính nguyên tử vào khoảng 128.10-12 m. Độ đặt khít của một tinh thể đồng là (tưởng tượng là một lon sữa bò có chứa các viên bi)
A. 74,44% B. 60,00% C. 75,32% D. 71,09%
16. Nguyên tố Cl có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Từ các đồng vị như vậy, số phân tử Cl2 được tạo thành là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
17. Cho đồ thị sau
Phát biểu nào sau đây là đúng nhất
A. Số khối A và số hiệu nguyên tử có mối liên hệ tuyến tính theo hàm y = ax + b
B. Các nguyên tử trên có cùng tính chất hóa học
C. Tỷ số giữa số khối A và Z nhỏ hơn hoặc bằng 2
D. Số hiệu nguyên tử Z khác nhau thì số khối khác nhau
18. Cho các nguyên tố sau: Li (Z = 3), C (Z = 6), N (Z = 7), Na (Z = 11), Si (Z = 14), Ne (Z = 10), Fe (Z = 26), Cr (Z = 24). Số lượng nguyên tố s có mặt trong dãy là
Biết rằng:
- Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phần lớp s
- Nguyên tố p là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phần lớp p
- Nguyên tố d là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phần lớp d
- Nguyên tố f là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phần lớp f
A. 2 B. 3 C. 4. D. 5
19. Cho hình ảnh sau:
Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Hình dạng của các obitan s, p, d, f giống nhau B. Các obitan 1s, 2s, 3s, …, ns có dạng hình cầu
C. Số lượng obitan d và f là như nhau D. Các obitan f có cùng định hướng không gian.
20. Nguyên tố có Z = 11 thuộc loại nguyên tố
A. s B. p C. d D. f
21. Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16) là
A. 1s22s22p53s23p5 B. 1s22s22p63s23p6
C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p53s23p3
22. Cho cấu hình electron của nguyên tử nhôm: 1s22s22p63s23p1. Phát biểu sai là
A. ở lớp K có 2 electron B. ở lớp L có 8 electron
C. ở lớp M có 3 electron D. lớp ngoài cùng có 1 electron
23. Cho cấu hình electron của nguyên tố Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5. Số electron có năng lượng cao nhất là
A. 2 B. 3 C. 5 D. 7
24. Cho các nguyên tố sau: K (Z = 19), Cu (Z = 29), C (Z = 6), S (Z = 16), Ne (Z = 10), O (Z = 8), Fe (Z = 26), Mg (Z = 12). Số nguyên tố s và d là
A. 1 và 3 B. 2 và 2 C. 3 và 2 D. 4 và 2
25. Cho nguyên tử oxi có Z = 8. Số electron trên phân lớp p của ion O2- là
A. 2 B. 8 C. 6 D. 4
26. Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt là 54, trong đó hạt nhân có số hạt lớn hơn số hạt mang điện dương là 18. Kết luận nào sau đây là chính xác
A. Nguyên tố X là nguyên tố kim loại B. Nguyên tố X có 5e ở lớp ngoài cùng
C. Nguyên tố X có 7e hóa trị D. Nguyên tố X là nguyên tố d.
27. Cho hợp chất AB có tổng số hạt là 86, trong đó số hạt mang điện của B nhiều hơn số hạt mang điện của A là 12. Biết rằng các nguyên tử nguyên tố A và B có số electron hóa trị nhỏ hơn 8. Kết luận nào sau đây là chính xác về hợp chất AB
A. A là nguyên tố kim loại và là nguyên tố p , B là nguyên tố phi kim và là nguyên tố B
B. Hợp chất AB là hợp chất có nhiều trong nước biển
C. Nguyên tử nguyên tố A có số e hóa trị là 7
D. Nguyên tử nguyên tố B có số e hóa trị là 1.
28. Cho hợp chất XY2 có tổng số hạt là 186, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54. Biết rằng số khối của X lớn hơn số khối của Y là 21. Mặt khác số hạt không mang điện của X lớn hơn số hạt không mang điện của Y là 12. Cấu hình electron của X và Y lần lượt là
A. 1s22s22p63s23p63d8 và 1s22s22p63s23p5.
B. 1s22s22p63s23p63d64s2 và 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s23p53d74s2 và 1s22s22p63s13p6.
D. 1s22s22p63s23p63d64s2 và 1s22s22p63s23p23d3.
29. Clo có 2 đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. Biết rằng giá trị số khối trung bình của Cl là 35,5. Nếu có 120 nguyên tử 35Cl thì số nguyên tử 37Cl là
A. 42 B. 40 C. 44 D. 46
30. Nguyên tử Zn có số hiệu nguyên tử là 30. Số electron s của Zn là
A. 4 B. 6 C. 8. D. 10.
II. Tự luận
1. Nguyên tử X có tổng số hạt là 46, biết rằng số khối lớn hơn số hạt mang điện âm là 16.
a) Xác định số e, p, n, A của nguyên tử X
b) Viết ký hiệu nguyên tử, viết cấu hình e. Xác định X là kim loại, phi kim hay khí hiếm
2. Nguyên tử H có 3 đồng vị là 1H 2H 3H. Số phân tử H2 có thể được tạo thành là bao nhiêu và phân tử H2 có số khối lớn nhất có giá trị bao nhiêu?
3. Cho ion Y2- có tổng số hạt là 50. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18.
a) Xác định số e, p n, A
b) Viết cấu hình của Y.
4. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 4s1. Biết rằng khi hình thành ion X2+ thì số electron trên lớp thứ 3 lớn hơn so với ban đầu là 1 và lớn hơn so với lớp thứ 2 cũng là 9. Xác định Z và cấu hình elecron của nguyên tử X.
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập Chương Nguyên Tử, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!