Đề cương ôn tập chương 3 môn Hóa 10 - Trường THPT Ngô Quyền

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHƯƠNG 3

MÔN HÓA HỌC 10

Năm học: 2018- 2019

 

Câu 1. Nguyên tử Al có 3 electron hóa trị. Kiểu liên kết hóa học nào được hình thành khi nó liên kết với 3 nguyên tử flo :

A.Liên kết kim loại.                                    B.Liên kết cộng hóa trị có cực.

C.Liên kết cộng hóa trị không cực.           D.Liên kết ion.

Câu 2. Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion ?

A. NH4Cl, OF2, H2S.                                  B. CO2, Cl2, CCl4

C. BF3, AlF3, CH4 .                                    D. I2, CaO, CaCl2.

Câu 3. Cho nguyên tử Liti (Z = 3) và nguyên tử Oxi (Z = 8). Nội dung nào sau đây không đúng:

A. Cấu hình e của ion Li +: 1s2 và cấu hình e của ion O2–: 1s22s22p6.

B. Những điện tích ở ion Li+và O2– do : Li → Li ++ e và O + 2e → O2– .

C. Nguyên tử khí hiếm Ne có cấu hình e giống Li +và O2–.

D. Có công thức Li2O do : mỗi nguyên tử Li nhường 1 e mà một nguyên tử O nhận 2 e.

Câu 4. Cho các hợp chất: NH3, H2O, K2S, MgCl2, Na2O CH4, Chất có liên kết ion là:

A. NH3, H2O, K2S, MgCl2                          B. K2S, MgCl2, Na2O, CH4

C. NH3, H2O , Na2O CH4                          D. K2S, MgCl2, Na2O

Câu 5. Cấu hình electron của cặp nguyên tử nào sau đây có thể tạo liên kết ion:

A. 1s22s22pvà 1s22s22p5                        B. 1s22svà 1s22s22p5

C. 1s22svà 1s22s22p63s23p2                   D.1s22s22pvà 1s22s22p63s23p6

Câu 6. Các nguyên tử liên kết với nhau để :

A.Tạo thành chất khí                                 B. Tạo thành mạng tinh thể

C.Tạo thành hợp chất                               D. Đạt cơ cấu bền của nguyên tử

Câu 7. Cho 3 ion : Na,+, Mg2+, F. Tìm câu khẳng định sai .

A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau .

B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau.

C. 3 ion trên có số electron bằng nhau

D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.

Câu 8. Trong dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 , Cl2O7 . Những oxit có liên kết ion là :

A. Na2O , SiO2 , P2O5 .                           B. MgO, Al2O3 , P2O5

C. Na2O, MgO, Al2O3 .                            D. SO3, Cl2O3 , Na2O .

Câu 9. Nguyên tử oxi có cấu hình electron là: 1s22s22p4. Sau khi tạo liên kết, nó có cấu hình là :

A. 1s22s22p2                                           B.1s22s22p43s2.

C. 1s22s22p6.                                          D. 1s22s22p63s2.

Câu 10. Ion nào sau đây có 32 electron :

A. CO32-                 B. SO42-                C. NH4+                 D. NO3-

Câu 11. Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị là liên kết:

A. Giữa các phi kim với nhau.

B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

D. Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Câu 12: Các chất mà phân tử không phân cực là

A. H2O, CO2, CH4

B. O2, CO2, C2H2

C. NH3, Cl2, C2H4

D. HBr, C2H6, I2

Câu 13: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl (Z=17), Ca (Z=20) và liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 lần lượt là

A. 3s23p5, 4s1 và liên kết cộng hóa trị

B. 3s23p3, 4s2 và liên kết ion

C. 3s23p5, 4s2 và liên kết ion

D. 3s23p3, 4s1 và liên kết cộng hóa trị

Câu 14. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

C. Liên kết cộng hóa trị không có cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhauvề tính chất hóa học.

D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Câu 15. Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho:

A. Khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

B. Khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

C. Khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.

D. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

Câu 16. Dựa vào hiệu độ âm điện các nguyên tố, hãy cho biết có loại liên kết nào trong các chất sau đây: AlCl3, CaCl2, CaS, Al2S3?

Câu 17. Số OXH của cacbon và oxi trong phân tử CO2 là :

A. 4 và 2                   B. 4 và -2                C. +4 và -2                D. 3 và 2

Câu 18: Liên kết cộng hóa trị tồn tại nhờ:

A. Các đám mây electron.        

B. Các electron hoá trị.

C. Các cặp electron dùng chung.    

D. Lực hút tĩnh điện.

Câu 19: Liên kết cộng hóa trị là liên kết:

A. Hình thành do sự góp chung một electron.

B. Hình thành do sự góp chung các electron.

C. Hình thành do sự góp chung 2 electron.

D. Hình thành do sự góp chung các cặp electron.

Câu 20. Trong phân tử nitơ, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết:

A. Cộng hóa trị không có cực.    

B. Ion yếu.

C. Ion mạnh.        

D. Cộng hóa trị phân cực.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập chương 3 môn Hóa 10 - Trường THPT Ngô Quyền, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?