Bài tập ôn tập Chương 3 môn Hóa học 10 năm 2019

BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 3 MÔN HÓA HỌC 10

 

A. Bài tập cơ bản :

Bài 1: Viết phương trình tạo thành các ion từ các ngtử tương ứng: Fe2+ ;  Fe3+ ; K+ ; N3– ; O2– ; Cl ; S2– ; Al3+ ; P3–. Tính số hạt cơ bản trong từng ion , giải thích về số điện tích của mỗi ion. Nêu tên khí hiếm có cấu hình giống với cấu hình các ion thuộc nguyên tố nhóm A.

Bài 2: Viết phương trình phản ứng có sự di chuyển electron khi :   

a)  Kali tác dụng với khí clo.             b)  Magie tác dụng với khí oxy.

c)  Natri tác dụng với lưu huỳnh.      d)  Nhôm tác dụng với khí oxy.

e)  Canxi tác dụng với lưu huỳnh.     f)  Magie tác dụng với khí clo.

Bài 3: Viết cấu hình của các ion tạo nên từ các nguyên tố sau và nêu tên khí hiếm có cấu hình giống với cấu hình các ion đó :

a) Be , Li , B .             b) Ca , K , Cl , Si .

Bài 4: Cho 5 nguyên tử :  \({}_{11}^{23}Na,{}_{12}^{24}Mg,{}_7^{14}N,{}_8^{16}O,{}_{17}^{35}Cl\)

a)  Viết cấu hình electron của chúng. Dự đoán xu hướng hoạt động của các nguyên tố trong các phản ứng hóa học.

b)  Viết cấu hình electron của Na+,  Mg2+,  N3–,  Cl,  O2–.

c)  Cho biết cách tạo thành liên kết ion trong: Na2O ; MgCl2 ; Na3N.

Bài 5: Viết cấu hình của ngtử và ion tạo thành tương ứng của các nguyên tố sau :

a) Ngtố A ở CK 3 , nhóm IIIA.        

b) Ngtố B ở CK 2 , nhóm VA.

c) Ngtố C ở CK 4 , nhóm VIIA.       

d) Ngtố D ở CK 3 , nhóm VIA.

e) Ngtố A ở ô thứ 33.

f) Ngtố F có tổng số hạt cơ bản là 113 và ở nhóm VI.

Bài 6: X thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA. Y thuộc chu kỳ 1, nhóm IA. Z thuộc nhóm VIA, có tổng số hạt là 24. Hãy xác định tên X, Y, Z.

Bài 7: Anion X2– và cation Y3+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p6. Xác định vị trí của X, Y trong bảng HTTH và phương trình hóa học giải thích sự hình thành liên kết giữa X và Y.

Bài 8: Tính số hạt electron trong các ion sau : NO3 ; SO42 ; CO32 ; NH4+ ; OH.

Bài 9: Cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4p6.

a) Viết cấu hình electron ngtử M. Cho biết vị trí của M trong HTTH. Gọi tên M.

b) Anion X3–  có cấu hình electron giống của cation M2+, X là nguyên tố nào ?

Bài 10: Nguyên tố Y tạo được ion  Y có 116 hạt gồm p, n và e. Xác định vị trí của Y trong bảng HTTH.

Bài 11: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau : Br2 ; CH3Cl ; SiO2 ; PH3 ; C2H6.

Bài 12: Viết công thức cấu tạo và công thức electron của HBr ; C3H6 ; H2S ; C2H5Cl ; C2H3Cl ; C3H4 ; C2H6O. Xác định hoá trị các ngtố.

Bài 13: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau và xác định hóa trị các ngtố trong các phân tử đó: N2O3 ; Cl2O ; SO2 ;  SO3 ;  N2O5 ; HNO2 ; H2CO3 ; Cl2O3 ; HNO3 ; H3PO4.

Bài 14: Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự  C, N, O, Cl. Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây và xem xét phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất : CH4 ;  NH3 ; H2O ; HCl.

Bài 15: Hai ngtố X, Y có:

– Tổng số điện tích hạt nhân bằng 15.

– Hiệu số điện tích hạt nhân  bằng 1.

a) Xác định vị trí của X, Y trong bảng HTTH.

b) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của hợp chất tạo thành bởi X , Y và hydro .

Bài 16: Dựa vào độ âm điện , hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử : Cl2 , CaO , CsF , H2O , HBr .

Bài 17: Sắp xếp các phân tử sau đây theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết trong phân tử ( sử dụng giá trị độ âm điện trong bảng tuần hoàn):  NH3 , H2S , H2O , H2Te , CsCl , CaS , BaF2.

Bài 18: Cho dãy oxit sau đây :  Na2O  ;  MgO  ;  Al2O3  ;  SiO2  ;  P2O5  ; SO3  ;  Cl2O7.Hãy dự đoán trong các oxit đó thì liên kết trong oxit nào là liên kết ion, liên kết CHT có cực, liên kết CHT không có cực.

Bài 19: Hãy nêu bản chất của các dạng liên kết trong phân tử các chất: N2, AgCl, HBr, NH3, H2O2, NH4NO3 .

Bài 20: Dựa vào độ âm điện , hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion : HClO, KHS, HCO3

Bài 21: Xác định số oxi hóa của lưu huỳnh , clo , mangan  trong các chất :

a) H2S , S , H2SO3 , SO3 ,  H2SO4 , Al2(SO4)3 , SO42– ,  HSO4.

b) HCl , HClO, NaClO2 , KClO3 , Cl2O7 , ClO4, Cl2 .

c) Mn , MnCl2 , MnO2 , KMnO4 , H2MnO2 , MnSO4 , Mn2O, MnO4.

Bài 22 : Xác định số oxi hóa của N trong : NH3 ; N2H4  ; NH4NO4 ; HNO2  ; NH4+ ; N2O ; NO2  ; N2O3 ; N2O5 ; NO3.

Bài 23 : Xác định số oxi hóa của C trong : CH4 ; CO2 ; CH3OH  ; Na2CO3 ; Al4C3 ; CH2O ; C2H2 ; HCOOH ; C2H6O ; C2H4O2.

Bài 24: Tính số oxi hóa Cr trong các trường hợp sau : Cr2O3 ;  K2CrO4 ; CrO3 ; K2Cr2O7 ; Cr2(SO4)4.

Bài 25: Tính  số oxi hóa của :

Cacbon trong :       CF2Cl2 , Na2C2O4 , HCO3 , C2H6 .

Brom trong    :       KBr , BrF3 , HBrO3 , CBr4 .

Nitơ trong      :       NH2OH , N2H4 , NH4+ , HNO2 .

Lưu huỳnh trong : SOCl2 , H2S2 , H2SO3 , Na2S .

Photpho trong  :     H2P2O72– , PH4+ , PCl5 , Na3P.

Bài 26: Một phi kim Y là chất khí (đktc) ở dạng đơn chất có số oxi hóa dương cao nhất bằng 5/3 số oxi hóa âm thấp nhất (tính theo trị số tuyệt đối). Y cho hợp chất khí với hidro chứa 17,65%H theo khối lượng. Xác định khí Y .

Bài 27: Trong hợp chất oxit cao nhất, nguyên tố R có số oxi hóa là +5. Trong hợp chất của R với hidro, hidro chiếm 8,82% về khối lượng

a) Tìm nguyên tố R .

b) Viết công thức phân tử hợp chất oxit và hidroxit của R .

Bài 28: Cho 3 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z. Để trung hòa dung dịch Y cần 0,2 mol axit HCl. Dựa vào bảng HTTH , hãy xác định ngtử khối và tên nguyên tố A.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập ôn tập Chương 3 môn Hóa học 10 năm 2019, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?