Đề cương chuyên đề phân loại câu theo mục đích nói HK2 môn Ngữ Văn 8 - Trường THCS Đống Đa

 ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ PHÂN LOẠI CÂU THEO MỤC ĐÍCH NÓI ÔN TẬP HK2 MÔN NGỮ VĂN 8

I.  Hệ thống kiến thức theo chuyên đề:

• Câu chia theo mục đích nói gồm:

  • Câu nghi vấn
  • Câu cầu khiến
  • Câu cảm thán
  • Câu trần thuật

• Yêu cầu:

  • Học sinh cần nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của 4 kiểu câu trên.
  • Làm hết các bài tập của phần luyện tập trong SGK của mỗi kiểu câu.
  • Áp dụng làm bài tập thực hành cơ bản và nâng cao.

• Cụ thể:

   STT

   Kiểu câu

Đặc điểm hình thức

       Chức năng

1

Câu nghi vấn

- Đặc điểm hình thức: Câu chứa các từ nghi vấn (ai, gì, nào, thế nào, đâu…); các cặp phụ từ (“có…không, có phải…không…”); câu có chứa các tình thái từ (à, ư, hử, hả, chứ, chăng…); câu có chứa từ “hay” chỉ ý lựa chọn...

- Khi viết, câu thường kết thúc bằng dấu hỏi chấm.

- Chức năng chính là dùng để hỏi; và các chức năng khác (dùng để khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc…)

2

Câu cầu khiến

- Đặc điểm hình thức: Câu chứa các từ cầu khiến như: hãy, chớ, đừng, đi, thôi, nào…hay ngữ điệu cầu khiến…

- Khi viết, câu thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì kết thúc bằng dấu chấm.

- Chức năng: Dùng để ra lệnh, yêu cầu, khuyên bảo, đề nghị…

3

Câu cảm thán

- Đặc điểm hình thức: Câu có chứa từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi, hỡi ơi, chao ôi; thay, thương thay, bao, xiết bao…

- Khi viết, câu thường kết thúc bằng dấu chấm than.

- Chức năng: Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết)

4

Câu trần thuật

- Đặc điểm hình thức: Không có đặc điểm của các kiểu câu trên.

- Khi viết, câu thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng đôi khi cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng…

- Chức năng chính: dùng để kể, tả, thông báo, nhận định; ngoài ra câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

II. Bài tập cơ bản và nâng cao:

Bài tập 1: Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong các câu văn sau:

a)         Em là ai? Cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây, hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

Thịt da em hay là sắt là đồng?

  (Người con gái Việt Nam)

b) Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi xa cách nhau. (1) Anh nhớ chưa? (2). Anh hứa đi!(3)

                                                                    (Cuộc chia tay của những con búp bê)

c) Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang.

                                                                      (Bài học đường đời đầu tiên)

d) Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này báo đền Tổ quốc!

                                                                       (Sự tích Hồ Gươm)

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?