DẠNG BÀI TẬP VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I- Lý thuyết và phương pháp giải
Ở dạng bài này HS cần nắm vững lý thuyết về bảng tuần hoàn hóa học, sự biến đổi tuần hoàn tính chất của 1 nguyên tố trong 1 chu kỳ hay 1 nhóm, biết vị trí của nguyên tử suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
II- Ví dụ minh họa
Bài 1: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là
A. 3 B. 5 C. 6 D. 7
Hướng dẫn:
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
→ Các nguyên tố ở chu kì 6 sẽ có 6 lớp e trong nguyên tử.
→ Chọn đáp án C
Bài 2: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron
Hướng dẫn:
Số proton trong hạt nhận bằng số e ở lớp vỏ nguyên tử.
→ Số proton trong nguyên tử bằng số notron là sai.
→ Chọn đáp án B
III- Bài tập vận dụng
Bài 1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc:
A. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng
C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
D. Tất cả đều đúng
Bài 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A, 8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột
Bài 3: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:
A. 3 B. 5 C. 6 D. 7
Bài 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:
A. 3 và 3 B. 4 và 3
C. 4 và 4 D. 3 và 4
Bài 5: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là:
A. 8 và 18 B. 18 và 8
C. 8 và 8 D. 18 và 32
Bài 6: Các nguyên tố Na, Mg,Al,Si,P,S,Cl,Ar thuộc chu kì 3. Lớp electron ngoài cùng có số electron tối đa:
A. 3 B. 10 C. 20 D. 8
Bài 7: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc
A. Chu kì 3, nhóm IVA B. Chu kì 3, nhóm VIA
C. Chu kì 4, nhóm IVA D. Chu kì 4, nhóm IIIA
Bài 8: Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X thuộc nhóm VA B. M thuộc nhóm IIB
C. A,M thuộc nhóm IIA D. Q thuộc nhóm IA
Bài 9: Số hiệu nguyên tử Z của nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì B. A, M thuộc chu kì 3
C. M, Q thuộc chu kì 4 D. Q thuộc chu kì 3
Bài 10: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất l à 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. khí hiếm và kim loại B. kim loại và kim loại
C. kim loại và khí hiếm D. phi kim và kim loại
Đáp án và hướng dẫn giải
1. D | 2. C | 3. C | 4. D | 5. A |
6. D | 7. B | 8. D | 9. C | 10. D |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Dạng bài tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án môn Hóa học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Phương pháp giải bài tập nhiệt phân muối cacbonnat, hidrocacbonat môn Hóa học 9
- Phương pháp giải toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm môn Hóa học 9
Chúc các em học tốt!