CHUYÊN ĐỀ CHUỖI PHẢN ỨNG HÓA HỌC VỀ PHI KIM
I- Lý thuyết và phương pháp giải
→ Ở dạng bài tập này học sinh cần nhớ rõ về tính chất hóa học của phi kim và các hợp chất của nó, đồng thời nhớ rõ các phương trình phản ứng của từng chất.
II- Bài tập vận dụng
Bài 1: Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa sau:
a. Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 →AgCl
b. Cl2 → HCl → AgCl → Cl2 → Br2 →I2
c. MnO2 → Cl2 → KCl → HCl → Cl2 → CaOCl2
Hướng dẫn:
a. Cl2 + 2Na → 2NaCl
2NaCl + H2SO4 đ → Na2SO4 + 2HCl
2HCl + CuO →CuCl2 + H2O
2CuCl2 + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2AgCl↓
b. Cl2 + H2 −a/s→ 2HCl
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
2AgCl −đ/p→ 2Ag ↓ + Cl2
Cl2 + 2NaBr →2NaCl + Br2
Br2+ 2NaI → 2NaBr + I2
c. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2
Cl2 + 2K → 2KCl
2KCl + H2SO4 đ,n → K2SO4 + 2HCl↑
6HCl + KClO3 → KCl + 3H2O + 3Cl2 ↑
Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
Bài 2: Bổ túc và cân bằng các pt theo sơ đồ:
a. HCl + ? → Cl2 + ? + ? b. ? + ? →CuCl2 + ?
c. HCl + ? →CO2 + ? + ? d. HCl + ? →AgCl + ?
e. KCl + ? →KOH + ? + ? f. Cl2 + ? →HClO + ?
g. Cl2 + ? NaClO + ? + ? h. Cl2 + ? → CaOCl2 + ?
i. CaOCl2 + ? → HClO + ? k. NaClO + ? → NaHCO3 + ?
Hướng dẫn:
a. HCl + MnO2 → Cl2 + H2O + MnCl2
b. CuO + HCl → CuCl2 + H2O
c. HCl + Na2CO3 → CO2 + NaCl + H2O
d. HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3
e. KCl + H2O −đpdd cmn→ KOH + Cl2 + H2O
f. Cl2 + H2O → HClO + HCl
g. Cl2 + NaOH → NaClO + NaCl + H2O
h. Cl2 + Ca(OH)2 đặc → CaOCl2 + H2O
i. CaOCl2 + HCl → HClO + CaCl2
k. NaClO + H2CO3 → NaHCO3 + HClO
III- Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Xác định A, B, C:
HCl + MnO2 → A↑ + B + C (lỏng)
A + C −a/s→ D + E↑
D + Ca(OH)2 → G + C
F + E −to→ C
F + A → D
A. Cl2, HCl, H2 B. Cl2, MnCl2, H2O
C. Cl2, O2, H2 D. Cl2, MnCl2, H2
Bài 2: Đốt C trong không khí ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp khí A1. Cho A1 tác dụng với CuO nung nóng thu được khí A2 và hỗn hợp A3. Cho A2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 thì thu được kết tủa A4 và dung dịch A5. Cho A5 tác dụng với Ca(OH)2 lại thu được A4. Nung A4 ta lại thu được A2. Cho biết A1, A2, A3, A4, A5 là chất gì?
A. A1 là CO, CO2; A2 là CO2; A3 là Cu, CuO dư; A4 là CaCO3; A5 là Ca(HCO3)2.
B. A1 là CO, CO2; A2 là CO; A3 là Cu, CuO dư; A4 là CaCO3; A5 là Ca(HCO3)2.
C. A1 là CO, CO2; A2 là CO2; A3 là Cu, CuO dư; A4 là Ca(HCO3)2; A5 là CaCO3.
D. Đáp án khác
Bài 3: Đốt cháy cacbon trong oxi ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với FeO nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại thu được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hiđroxit F. Nung F trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định các chất E, F, G.
A. FeCl2, Fe(OH)2, Fe2O3
B. FeCl3, Fe(OH)3, Fe2O3
C. FeCl2, Fe2O3, Fe(OH)3
---(Để xem nội dung đầy đủ của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng hợp bài tập về tính theo phương trình hóa học có đáp án chi tiết môn Hóa học 9. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Chuyên đề tính chất của phi kim môn Hóa học 9
- Bộ câu hỏi ôn tập về Dãy hoạt động hóa học của kim loại có đáp án môn Hóa học 9
Chúc các em học tốt!