CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO (NST) MÔN SINH HỌC 9
A. PHẦN NHIỄM SẮC THỂ VÀ CƠ CHẾ NGUYÊN PHÂN
I. Tính số tế bào con tạo thành
Tế bào sinh sản bằng cách phân đôi trở thành 2 tế bào con à số tế bào ở thế hệ sau gấp đôi số tế bào ở thế hệ trước.
- Từ 1 tế bào ban đầu:
+ Qua 1 đợt phân bào tạo 21 tế bào con
+ Qua 2 đợt phân bào tạo 22 tế bào con
=> Số tế bào con tạo thành từ 1 tế bào ban đầu qua x đợt phân bào: A= 2x
- Từ nhiều tế bào ban đầu:
+ a1 tế bào qua x1 đợt phân bào à tế bào con a1.2x1
+ a2 tế bào qua x2 đợt phân bào à tế bào con a2.2x2
=> Tổng số tế bào con sinh ra \(\sum {} \)A = a1 .2x1 + a2 . 2x2 + …+ an . 2xn
II. Tính số NST tương đương bới nguyên liệu được cung cấp trong quá trình tự nhân đôi của NST
Khi tự nhân đôi, mỗi nửa của nhiễm sắc thể ban đầu tạo thêm nửa mới từ nguyên liệu của môi trường nội bào để trở thành 2 nhiễm sắc thể giống hệt nó (do đó có thể quan niệm là một nhiễm sắc thể cũ tạo thêm một nhiễm sắc thể mới).
Mỗi đợt nguyên phân có 1 đợt tự nhân đôi của các nhiễm sắc thể trong tế bào mẹ số đợt tự nhân đôi của nhiễm sắc thể = số đột nguyên phân của tế bào.
- Số NST tương đương với nguyên liệu được môi trường nội bào cung cấp bằng tổng số NST sau cùng trong tất cả tế bào con trừ số NST ban đầu tế bào mẹ.
- Tổng số NST sau cùng trong tất cả tế bào con: 2n .2x
- Số NST ban đầu trong tế bào mẹ: 2n
Vậy tổng số NST tương đương với nguyên liệu được cung cấp khi 1 tế bào 2n phải qua x đợt nguyên phân là:
\(\sum {} \)NST = 2n . 2x - 2n = 2n (2x – 1)
- Số NST chứa hoàn toàn nguyên liệu mới:
Dù ở đợt nguyên phân nào, trong số NST của tế bào con cũng có 2 NST mang 1/2 NST cũ của 1 NST ban đầu à số NST có chứa 1/2 NST cũ = 2 lần số NST ban đầu. Vì vậy, số NST trong tế bào con mà mỗi NST này đều được cấu thành từ nguyên liệu mới do môi trường nội bào cung cấp là:
\(\sum {} \)NST mới = 2n . 2x - 2. 2n = 2n (2x – 2)
III. Tính thời gian nguyên phân
1. Thời gian của 1 chu kì nguyên phân:
Là thời gian của 5 giai đọan, có thể được tính từ đầu kì trước đến hết kì trung gian hoặc từ đầu kì trung gian đến hết kì cuối.
2. Thời gian qua các đợt nguyên phân.
Là tổng thời gian của các đợt nguyên phân liên tiếp.
- Tốc độ nguyên phân không thay đổi:
Khi thời gian của đợt nguyên phân sau luôn luôn bằng thời gian của đợt nguyên phân trước.
\(\sum {} \)TG = thời gian mỗi đợt x số đợt nguyên phân
- Tốc độ nguyên phân thay đổi:
Nhanh dần đều: khi thời gian của đợt phân bào sau ít hơn thời gian của đợt phân bào trước là 1 hằng số (ngược lại, thời gian của nguyên phân giảm dần đều)
Ví dụ:
Thời gian của đợt nguyên phân 1: 30 phút 30 phút
Thời gian của đợt nguyên phân 2: 28 phút 32 phút
Thời gian của đợt nguyên phân 3: 26 phút 34 phút
Nhanh dần đều Chậm dần đều
Vậy: Thời gian qua các đợt phân bào liên tiếp là tổng của dãy cấp số cộng mà mỗi số hạng là thời gian của 1 đợt nguyên phân.
\(\sum {} \)TG = \(\frac{x}{2}\)(a1 +ax) = \(\frac{x}{2}\)[2a1 + (x – 1).d]
B. PHẦN CƠ CHẾ GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
I. Tính số giao tử hình thành và số hợp tử tạo ra
1.Tạo giao tử (Kiểu NST giới tính: đực XY; cái XX)
- Ở vùng chín, mỗi tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh tinh) qua giảm phân cho 4 tinh trùng và gồm 2 loại X và Y có tỉ lệ bằng nhau.
Số tinh trùng hình thành = Số tế bào sinh tinh x 4
Số tinh trùng X hình thành = Số tế bào Y hình thành.
- Ở vùng chín, mỗi tế bào sinh dục sơ khai (tế bào sinh trứng) qua giảm phân chỉ cho 1 tế bào trứng gồm 1 loại X, 3 tế bào kia là thể định hướng (về sau bị tiêu biến).
Số trứng hình thành = Số tế bào trứng x 1
Số thể định hướng = Số tế bào sinh trứng x 3
2. Tạo hợp tử
- Một tinh trùng loại X kết hợp với trứng tạo thành 1 hợp tử XX, còn tinh trùng loại Y kết hợp với trứng tạo thành 1 hợp tử XY
Tinh trùng X x Trứng X à Hợp tử XX (cái)
Tinh trùng Y x Trứng X à Hợp tử XY (đực)
- Mỗi tế bào trứng chỉ kết hợp với một tinh trùng để tạo thành 1 hợp tử.
Số hợp tử tạo thành = Số tinh trùng thụ tinh = Số trứng thụ tinh
3 Tỉ lệ thụ tinh (hiệu suất thụ tinh):
- Tỉ lệ thụ tinh của tinh trùng = Số tinh trùng thụ tinh : Tổng số tinh trứng hình thành.
- Tỉ lệ thụ tinh của trứng = Số trứng thụ tinh : Tổng số trứng hình thành
III. Tính số loại giao tử và hợp tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST
1. Sự phân li và tổ hợp của NST trong quá trình giảm phân.
a. Ở phân bào I:
- Từ kì sau đến kì cuối, mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về 1 tế bào, có khả năng tổng hợp tự do với các NST kép của các cặp khác theo nhiều kiểu.
- Nếu có trao đổi đoạn trong cặp NST thì chỉ thay đổi dạng trong số kiểu đó, chứ không làm tăng số kiểu tổ hợp.
Số kiểu tổ hợp : 2n (n số cặp NST tương đồng)
Các dạng tổ hợp: dùng sơ dồ phân nhánh hoặc cách nhân đại số
b. Ở phân bào II:
- Từ kì sau đến kì cuối, mỗi NST đơn trong NST kép phân li về 1 giao tử và có khả năng tổ hợp tự do với các NST đơn của những cặp khác tạo thành nhiều kiểu tổ hợp, do đó phát sinh nhiều loại giao tử.
- Nếu có trao đổi đọan xảy ra tại 1 điểm trong cặp NST thì cứ mỗi cặp có trao đổi đoạn sẽ làm số loại giao tử tăng gấp đôi.
Số kiểu giao tử : 2n + m (m: số cặp NST có trao đổi đoạn)
Dạng tổ hợp : dùng sơ đồ phân nhánh hoặc cách nhân đại số
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào (NST) môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: