Chuyên đề Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo Việt Nam môn Vật Lý 9 năm 2021

CHUYÊN ĐỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO

 

1. LÝ THUYẾT

a. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo

- Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.

- Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Ô nhiễm môi trường nước biển với nồng độ cao ở các cảng và nơi khai thác dầu.

b. Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm nước biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo.

Giải

Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Câu 2: Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước?

Giải

Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa:

- Đối với nền kinh tế:

+ Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

+ Thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như công nghiệp, thương mại...

+ Đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cấu trúc lại cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

+ Tăng nguồn thu ngoại tệ để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: từ xuất khẩu thủy sản, khoáng sản, từ hoạt động du lịch, dịch vụ vận tải biển ....

+ Thu hút đầu tư nước ngoài (thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản biển, xây dựng các khu du lịch ...), tăng tiềm lực phát triển kinh tế.

+ Phát triển giao thông vận tải biển góp phần đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

- Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng:

+ Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta.

+ Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển — đảo tốt hơn.

Câu 3: Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển –đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Giải

* Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo:

- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi, nhất là thủy sản ven bờ

- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...

- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển - đảo.

- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.

- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.

- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.

* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo dẫn đến những hậu quả sau:

- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.

- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển - đảo).
- Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển — đảo.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển:

A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.

B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.

C. Phòng chống ô nhiễm biển.

D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.

Đáp án: D.

Phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển là bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản, phòng chống ô nhiễm biển, bảo vệ các rạn san hô và đánh giá, điều tra tiềm năng sinh vật tại các biển sâu.

Câu 2: Ô nhiễm môi trường biển không dẫn đến hậu quả:

A. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển.

B. ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển.

C. tác động đến đời sống của ngư dân.

D. Mất một phần tài nguyên nước ngọt.

Đáp án: D.

Ô nhiễm môi trường biển sẽ dẫn đến hậu quả làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển, tác động đến đời sống của ngư dân,…

Câu 3: Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo thể hiện ở điểm nào?

A. Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.

B. Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

C. Bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

D. Phòng chống ô nhiễm nước biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Đán án A

Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo

- Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.

- Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

- Ô nhiễm môi trường nước biển với nồng độ cao ở các cảng và nơi khai thác dầu.

Câu 4: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo là

A. Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

B. Bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

C. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

D. Tất cả đều đúng

Đáp án D

Một số biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm nước biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo Việt Nam môn Vật Lý 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?