PRÔTÊIN
I. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, TÍNH ĐẶC TRƯNG VÀ ĐA DẠNG CỦA PRÔTÊIN - CƠ CHẾ TỔNG HỢP PRÔTÊIN
1. Cấu trúc Prôtêin
a. Cấu tạo hoá học:
- Là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố cơ bản C, H, O, N ngoài ra còn có thêm S và P
- Thuộc loại đại phân tử có kích thước dài tới 0,1 micrômét, khối lượng có thể đạt tới 1,5 triệu đvC
- Được cấu tạo theo nguyen tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân. Đơn phân là axitamin, có hơn 20 loại axitamin. Mỗi loại axitamin có khối lượng trung bình là 110 đvC, kích thước trung bình là 3 Ao và có 3 thành phần:
- Một nhóm amin (- NH2)
- Một nhóm cacbôxil (- COOH)
- Một gốc cácbon (- R)
- Các axitamin liên kết với nhau bằng liên kết peptit là liên kết giữa nhóm amin của axitamin này với nhóm cacbôxil của axitamin kế tiếp và giải phóng ra môi trường một phân tử nước
- Từ hơn 20 loại axitamin đã tạo nên khoảng 1014 – 1015 loại prôtêin đặc trưng cho mỗi loài, các phân tử prôtêin phân biệt với nhau bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axitamin.
b. Cấu trúc không gian:
- Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản:
- Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các axitamin trong chuỗi pôlipeptit
- Cấu trúc bậc 2: là chuỗi axitamin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn
- Cấu trúc bậc 3: là hình dạng khjông gian 3 chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiêu đặc trưng cho từng loại prôtêin
- Cấu trúc bậc 4: là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hay nhiều chuỗi axitamin cùng loại hay khác loại liên kết với nhau
2. Chức năng của prôtêin
- Là thành phần cấu tạo chủ yếu chất nguyên sinh hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất từ đó hình thành nên các đặc điểm giải phẫu , hình thái của các mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể
- Là chất xúc tác các phản ứng sinh hoá: Bản chất của enzim là các prôtêin, mỗi loại enzim tham gia vào một phản ứng xác định
- Có chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể; Bản chất các hoocmon là các prôtêin
- Hình thành kháng thể có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn xâm nhập gây bệnh
- Tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể
- Phân giải prôtêin tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể
3. Tính đặc trưng và đa dạng của Prôtêin
- Prôtêin đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các axitamin trong chuỗi pôlipeptit, từ hơn 20 loại axitamin đã tạo nên khoảng 1014 – 1015 loại prôtêin đặc trưng và da dạng cho mỗi loài sinh vật
- Đặc trưng bởi số lượng thành phần trình tự phân bố các chuỗi pôlipeptit trong mỗi phân tử prôtêin
- Đặc trưng bởi các kiểu cấu trúc không gian của các loại prôttêin để thực hiện chức năng sinh học
4. Cơ chế tổng hợp prôtêin
Gồm hai giai đoạn:
* Giai đoạn I: Tổng hợp ARN (sao mã)
- Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào tại NST ở kì trung gian của quá trình phân bào khi NST ở trạng thái sợi mảnh duỗi xoắn
- Dưới tác dụng của enzim ARN - pôlimeraza, hai mạch đơn của ADN tháo xoắn và tách dần nhau ra đồng thời các ribônuclêôtít trong môI trường nội bào vào liên kết với các nuclêôtít trên một mạch đơn làm khuân của ADN theo nguyên tắc bổ sung (A mạch gốc liên kết với U, G mạch gốc liên kết với X, T mạch gốc liên kết với A, X mạch gốc liên kết với G). Kết quả tạo ra 1 phân tử ARN, còn hai mạch đơn của ADN kết hợp trở lại với nhau.
- Nếu phân tử ARN tạo thành là loại thông tin thì đi ra kỏi nhân vào tế bào chất tới ribôxôm chuẩn bị cho quá trình tổng hợp prôtêin
- Nếu phân tử ARN tạo thành là loại vận chuyển và ribôxôm thì được hoàn thiện về mặt cấu tạo trước khi ra khỏi nhân
* Giai đoạn 2: Tổng hợp prôtêin (giải mã)
- Bước 1: Hoạt hoá axitamin
- Các axitamin được hoạt hoá bằng nguồn năng lượng ATP (Ađênôzintriphôtphat) rồi mỗi axitamin được gắn vào một tARN tạo thành phức hợp aa – tARN
- Bước 2: Tổng hợp prôtêin
- Đầu tiên, mARN tiếp xúc với RBX ở vị trí mã mở đầu, tiếp đó tARN mang aa mở đầu vào khớp bộ ba đối mã với bộ ba mã mở đầu của mARN theo nguyên tắc bổ sung. Sau khi khớp mã, aa mở đầu được gắn vào RBX
- RBX tiếp tục chuyển dịch sang bộ ba thứ nhất của mARN, tARN mở đầu rời khỏi RBX, phức hệ aa1 – tARN đi vào khớp bộ ba đối mã với bộ ba mã sao thứ nhất và đặt aa1 vào đúng vị trí, enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa aa mở đầu và aa1
- RBX tiếp tục chuyển dịch sang bộ ba thứ hai của mARN, tARN thứ nhất rời khỏi RBX, phức hệ aa2 – tARN đi vào khớp bộ ba đối mã với bộ ba mã sao thứ hai và đặt aa1 vào đúng vị trí, enzim xúc tác tạo liên kết peptit giữa aa1 và aa2
- Quá trình diễn ra liên tục tren suốt chiều dài phân tử mARN cho đến khi RBX gặp bộ ba mã kết thúc. Tại mã cuối cùng của mARN, RBX chuyển dịch và khỏi mARN, chuỗi pôlipeptit được giải phóng
- Bước 3: Hoàn thiện cấu trúc prôtêin hoàn chỉnh
- Dưới tác dụng của enzim đặc hiệu aa mở đầu bị tách ra khỏi chuỗi pôlipeptit vừa được hình thành, sau đó chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành cấu trúc bậc cao hơn
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
- Mối liên hệ: Thông tin về cấu trúc của phân tử prôtêin được xác định bởi dãy nuclêôtit trong mạch ADN. Sau đó mạch này được dùng làm khuân để tổng hợp mARN diễn ra trong nhân tế bào, tiếp theo mạch mARN được dùng làm khuân để tổng hợp chuỗi aa diễn ra trong tế bào chất.
- Bản chất: Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ADN qui định trình tự sắp xếp các ribônuclêôtit trên phân tử mARN, sau đó trình tự này qui định trình tự các axitamin trong chuỗi pôlipeptit của prôtêin. Prôtêin tham gia trực tiếp vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu hiện ra thành tính trạng của cơ thể. Như vậy thông qua prôtêin, gen qui định tính trạng của cơ thể
III. CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Trình bày cấu trúc và chức năng của Prôtêin?
2. So sánh ADN với Prôtêin về cấu tạo và chức năng?
3. So sánh ARN với Prôtêin về cấu tạo và chức năng?
4. Trình bày quá trình tổng hợp prôtêin?
5. So sánh quá trình tự sao và quá trình giải mã?
6. So sánh quá trình sao mã và quá trình giải mã?
7. Trình bày mối quan hệ giữa gen và tính trạng?
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
- Các công thức tính
a. Tính số bộ ba mật mã =\(\frac{N}{{2.3}} = \frac{{rN}}{3}\)
b. Số bộ ba mã hoá = \(\frac{N}{{2.3}} - 1 = \frac{{rN}}{3} - 1\)
c. Số kiểu bộ ba = (số loại nu mạch gốc)3 = (Số ribiiNu của mARN)3
d. Số phân tử prôtêin được tông rhợp = n . k (n là số RBX; k là số phân tử mARN)
e. Số aa môi trường cung cấp = \((\frac{N}{{2.3}} - 1)x = (\frac{{rN}}{3} - 1)x\) (x là số phân tử prôtêin)
f. SốLk peptit hình thành = số phân tử nước giảI phóng = \((\frac{N}{{2.3}} - 2)x = (\frac{{rN}}{3} - 2)x\)
g. Số aa trong các phân tử Protêin hoàn chỉnh = \((\frac{N}{{2.3}} - 2)x = (\frac{{rN}}{3} - 2)x\)
h. Số LK peptit trong các phân tử Protêin hoàn chỉnh = \((\frac{N}{{2.3}} - 3)x = (\frac{{rN}}{3} - 3)x\)
{-- xem đầy đủ nội dung của chuyên đề Protein ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Chuyên đề Protein Sinh học 9. Để xem toàn bộ nội dung các em hãy đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.