Chuyên đề Khí hậu và sinh vật Châu Đại Dương môn Địa Lý 7 năm 2021

KHÍ HẬU VÀ SINH VẬT CHÂU ĐẠI DƯƠNG

 

1. LÝ THUYẾT

- Đặc điểm khí hậu:

   + Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.

   + Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.

- Đặc điểm động, thực vật:

   + Trên các đảo: phát triển mạnh hệ sinh vật nhiệt đới cả trên cạn và dưới biển.

   + Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: có nhiều loài độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn,…

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Dựa vào hình 48.2, cho biết đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đại Dương

Trả lời

 - Trạm Gu-am: nhiệt độ quanh năm cao (khoảng trên 27 độ C) và điều hòa; lượng mưa lớn, mưa nhiều vào các tháng từ tháng 7 đến tháng 10.

- Trạm Nu-mê-a: nhiệt độ quanh năm cao (trên 21độ C), tháng thấp nhất khoảng 21 độ C, tháng cao nhất khoảng 27 độ C; lượng mưa khá lớn và tương đổi đều giữa các tháng trong năm.

-> Phần lớn các đảo ở châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ quanh năm >20°C, dưới 30°C, khí hậu điều hòa. Lượng mưa các đảo lớn nhưng thay đổi tùy nơi, tùy mùa. 
Câu 2: Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là "thiên đàng xanh" của Thái Bình Dương?

Trả lời

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm, phủ xanh các đảo và quần đảo ở châu Đại Dương, biến các đảo thành những "thiên đàng xanh" giữa Thái Bình Dương
Câu 3: Tại sao đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn?

Trả lời

- Chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ lục địa Ô-xtrây-li-a, nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuvến, ít mưa.

- Phía đông của lục địa Ô-xtrây-li-a lại có dãy Trường Sơn nằm sát biển chạy dài từ bắc xuống nam chắn gió từ biển thổi vào lục địa gây mưa ở sườn đông Trường Sơn, và gây hiệu ứng phơn khô nóng cho sườn khuất gió phía trong lục địa; làm cho khí hậu của phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a là khô hạn.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở châu Đại Dương có những loại đảo nào?

A. Đảo núi lửa và đảo san hô.

B. Đảo núi lửa và đảo động đất.

C. Đảo san hô và đảo nhân tạo.

D. Đảo nhân tạo và đảo sóng thần.

Ở châu Đại Dương có các chuỗi đảo núi lửa Mê-la-nê-di và chuỗi đảo san hô Mi-cro-nê-di với khoảng 1300 đảo nhỏ, nhiều đảo chỉ rộng trên dưới 1km2.

Chọn: A.

Câu 2: Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu

A. Nóng, ẩm và khô.

B. Nóng, ẩm và điều hòa.

C. Nóng, khô và lạnh.

D. Khô, nóng và ẩm.

Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Mưa nhiều nhưng lượng mưa thay đổi theo hướng gió và hướng núi.

Chọn: B.

Câu 3: Châu Đại dương nằm giữa hai đại dương nào?

  1. Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương
  2. Ấn Độ Dương – Đại Tây Dương
  3. Đại Tây Dương – Bắc Băng Dương
  4. Bắc Băng Dương – Thái Bình Dương.

Câu 4: Quần đảo nào ở châu Đại Dương có khí hậu ôn đới?

  1. Pa-pua Niu Ghi-nê.
  2. Niu Di-len.
  3. Ô-xtrây-li-a.
  4. Mê-la-nê-di.

Câu 5: Nguyên nhân cơ bản để khí hậu châu Đại Dương ôn hòa là

  1. Nằm ở đới ôn hòa
  2. Nhiều thực vật
  3. Được biển bao quanh
  4. Mưa nhiều.

Câu 6: Loài động vật điển hình ở châu Đại Dương là:

  1. Gấu túi
  2. Bò sữa
  3. Kanguru
  4. Hươu cao cổ.

Câu 7: Đâu không phải là yếu tố đang đe dọa cuộc sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc châu Đại Dương?

  1. Biển đóng băng quanh năm.
  2. Bão nhiệt đới.
  3. Ô nhiễm biển.
  4. Mực nước biển dâng cao.

Câu 8: Niu Di-len là đảo

  1. San hô 
  2.  Lục địa 
  3.  Núi lửa
  4.  Đảo đá

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Khí hậu và sinh vật Châu Đại Dương môn Địa Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?