CHUYÊN ĐỀ GIẢI BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I. Lý thuyết & Phương pháp giải
- Định luật bảo toàn khối lượng: "Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng".
Giải thích: Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng nguyên tử thì không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
- Giả sử có phản ứng: A + B → C + D
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mB = mC + mD
Trong đó mA, mB, mC, mD là khối lượng mỗi chất.
Như vậy nếu biết khối lượng của 3 chất có thể tính được khối lượng của chất còn lại.
⇒ Hệ quả của định luật bảo toàn khối lượng:
Trong một phản ứng có n chất, nếu biết khối lượng của (n – 1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
II. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 4,4 gam khí cacbon đioxit (CO2) và 5,6 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học: đá vôi → cacbon đioxit + canxi oxit
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcacbon đioxit + mcanxi oxit
⇔ mđá vôi = 4,4 + 5,6 = 10 gam.
Vậy khối lượng đá vôi đem nung là 10g.
Ví dụ 2: Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 15 gam hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí. Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng.
Hướng dẫn giải:
Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau:
Magie + Oxi → Magie oxit
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mmagie + moxi = moxit moxi = moxit – mmagie = 15 – 9 = 6 gam.
Ví dụ 3: Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phản ứng hóa học như sau:
Lưu huỳnh + khí oxi → lưu huỳnh đioxit
Cho biết khối lượng lưu huỳnh là 48 gam, khối lượng khí lưu huỳnh đioxit thu được là 96 gam. Tính khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:
mlưu huỳnh + moxi = mlưu huỳnh đioxit
⇒ moxi = mlưu huỳnh đioxit - mlưu huỳnh = 96 – 48 = 48 gam.
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Đốt cháy hết 4,5 gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 7,5 gam hợp chất magie oxit (MgO). Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí. Khối lượng oxi đã phản ứng là
A. 3 gam.
B. 4 gam.
C. 5 gam.
D. 6 gam.
Đáp án
Đáp án A
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mmagie + moxi = moxit
⇒ moxi = moxit – mmagie = 7,5 – 4,5 = 3 gam.
Câu 2: Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách nào phát biểu đúng?
A. Tổng các chất sản phẩm bằng tổng các chất tham gia phản ứng.
B. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
C. Trong một phản ứng hóa học, tổng số phân tử chất phản ứng bằng tổng số phân tử chất tạo thành.
D. Tổng sản phẩm luôn gấp hai lần tổng chất tham gia.
Đáp án
Đáp án B
Câu 3: Cho phương trình hóa học: C + O2 → CO2 . Biết khối lượng C đem đốt cháy là 12 gam, khối lượng CO2 thu được là 44 gam. Khối lượng O2 đã phản ứng là
A. 56 (g).
B. 22 (g).
C. 6 (g).
D. 32 (g).
Đáp án
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
moxi = 44 – 12 = 32 gam.
---Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem online hoặc tải về máy---
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề giải bài tập về Định luật bảo toàn khối lượng môn Hóa học 8. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Phương pháp hoàn thành phương trình hóa học còn thiếu môn Hóa học 8
- Phương pháp lập phương trình hóa học môn Hóa học 8
Chúc các em học tốt!