Chuyên đề Đặc điểm địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ môn Địa Lý 8 năm 2021

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ

 

1. LÝ THUYẾT

a. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.

b. Địa hình cao nhất Việt Nam

- Đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.

- Hướng: các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

- Các mạnh núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Dựa trên hình 42.1 (SGK trang 145) xác định vị trí và giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Trả lời

- Phạm vi: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế. 

- Tiếp giáp: phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông Bắc giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, phía Nam giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào.

Câu 2: Hãy quan sát hình 42.1 (SGK trang 145) và cho biết những dãy núi, những sông lớn nào có hướng tây bắc - đông nam?

Trả lời
- Các dãy núi có hướng tây bắc - đông nam: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc.

- Các sông lớn có hướng tây bắc - đông nam: sông Đà, sông Mã, sông cả.

Câu 3: Hãy sắp xếp các đèo sau đây theo đúng trình tự từ Nam ra Bắc: đèo Ngang, đèo Mụ Giạ. đèo Keo Nưa, đèo Lao Bảo, đèo Hải Vân và cho biết chúng nằm trên những quốc lộ nào?

Trả lời

Các đèo từ Nam ra Bắc:

- Đèo Hải Vân (nằm trên quốc lộ 1).

- Đèo Lao Bảo (nằm trên quốc lộ 9).

- Đèo Mụ Giạ (nằm trên quốc lộ 15).

- Đèo Ngang (nằm trên quốc lộ 1).

- Đèo Keo Nưa (nằm trên quốc lộ 8).

Câu 4: Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 42.1 Lược đồ địa hình và khoáng sản miền TB và BTB tr 145 SGK, hãy nêu

a, Tên các dãy núi lớn:

b, Tên các con sông lớn:

c, Tên các cao nguyên:

d, Tên các đồng bằng:

đ, Nêu nhận xét chung về địa hình miền TB và BTB

Trả lời:

a, Các dãy núi lớn gồm:

  • Các dãy núi có hướng tây bắc – đông nam: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc.
  • Các sông lớn có hướng tây bắc – đông nam: sông Đà, sông Mã, sông Cả.

b, Các sông lớn: sông Hồng, sông Đà, sông Mã, sông Cả.

c, Các cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu.

d, Các đồng bằng ven biển: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

đ, Địa hình cao nhất nước ta, nhiều núi cao, thung lũng sâu. Sông suôi lắm thác nhiều gềnh.

  • Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc-đông nam, so le nhau, xen giữa là các sơn nguyên đá vôi rât đồ sộ. Dày núi Hoàng Liên sơn cao nhất nước ta, ớ đây có đủ các kiểu thực vật và khí hậu từ nhiệt đới chân núi đên ôn đới núi cao.
  • Ở Trung Bộ các dãy núi lan sát ra biến, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải Trung Bộ nước ta có những cảnh quan rất đẹp và đa dạng.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ mùa đông ngắn và ấm hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là do

  1. Ảnh hưởng của địa hình chắn gió (tây bắc - đông nam).
  2. Gió mùa đông bắc bị chắn lại bởi dãy Hoàng Liên Sơn.
  3. Miền Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cánh cung mở rộng đón gió mùa đông bắc.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Địa hình của miền có đặc điểm

  1. Vùng đồi núi thấp với nhiều cánh cung
  2. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước
  3. Là vùng có các cao nguyên badan.
  4. Địa hình với đồng bằng rộng lớn và màu mỡ

Câu 3: Hướng địa hình của vùng chủ yếu

  1. Tây bắc-đông nam
  2. Tây-đông
  3. Bắc-nam
  4. Cánh cung

Câu 4: Địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm

  1. Miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu.
  2. Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc –đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi.
  3. Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi.
  4. Cả 3 đặc điểm trên.

Câu 5: Hai tỉnh ở Tây Bắc nước ta có chung biên giới với Lào là

  1. Lai Châu, Lào Cai
  2. Thanh Hóa, Nghệ An
  3. Hà Giang, Cao Bằng
  4. Điện Biên, Sơn La

Câu 6: Đỉnh núi Phan Xi Păng – cao nhất nước ta nằm ở trên dãy núi nào của vùng Tây Bắc?

  1. Pu Đen Đinh
  2. Pu Sam Sao
  3. Hoàng Liên Sơn
  4. Tây Côn Lĩnh

Câu 7: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa hai miền địa lí tự nhiên phía Bắc và phía Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến?

  1. 5
  2. 6
  3. 7
  4. 8

Câu 8: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ giới hạn từ

  1. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.
  2. Miền thuộc hữu ngạn sông Đà đến Thừa Thiên - Huế.
  3. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
  4. Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng đến sông Mã

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Đặc điểm địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung bộ môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?