Chuyên đề Các trung tâm kinh tế và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam môn Địa Lý 9 năm 2021

CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM

 

1. LÝ THUYẾT

Một số tiêu chí của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước năm 2002 (cả nước = 100%)

- Các trung tâm kinh tế:

   + TP. Hồ Chí Minh: trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.

   + TP. Biên Hoà: trung tâm công nghiệp, dịch vụ.

   + TP. Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.

⇒ Tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

   + Gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

   + Vai trò: quan trọng với Đông Nam Bộ và các tỉnh phía nam, cả nước. Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

2. BÀI TẬP VÍ DỤ

Câu 1: Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

Giải

Đông Nam Bộ thu hút mạnh đầu tư nước ngoài do:

- Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng nhiều loại hình giao thông.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi:

+ Địa hình thoải, đất xám, đất badan. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt. -> Mặt bằng xây dựng tốt. Phát triển các cây công nghiệp.

+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú. Giàu tiềm năng dầu khí. -> Khai thác dầu khí trên thềm lục địa, đánh bắt hải sản. Giao thông và du lịch biển phát triển.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Số dân đông, năng động, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

- Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Tỉ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng chiếm tới 93,8% (2007).

Câu 2: Hoạt động xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?

Giải

Hoạt động xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh có những thuận lợi là:

- Vị trí địa lí tiếp giáp với vùng biển rộng lớn phía Đông, có cảng biển lớn TP.Hồ Chí Minh, nằm gần các tuyến đường hàng không, hàng hải quốc tế.

- Là trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Bộ - vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, đặc biệt là công nghiệp và là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn (nguồn nông sản dồi dào) ⟶ cung cấp nguồn hàng hóa lớn cho hoạt động xuất khẩu.

- TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất khu vực phía Nam với cơ sở hạ tầng hiện đại, hội tụ đầy đủ các phương tiện giao thông quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu:

+ Có cảng TP. Hồ Chí Minh với năng suất bốc dỡ lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

+ Vận tải hàng không có sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay quốc tế lớn của nước ta.

+ Các tuyến quốc lộ lớn được xây dựng hiện đại, đồng bộ, thông ra cảng biển lớn.

- Chính sách mở cửa, đẩy mạnh giao lưu kinh tế của Nhà nước.

Câu 3: Dựa vào bảng  33.2, hãy nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước.

Bảng 33.2. Một số chỉ tiêu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước, năm 2002 (cả nước = 100%)

 

Tổng GDP

GDP công nghiệp – xây dựng

Giá trị xuất khẩu

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

35,1

56,6

60,3

 

Giải

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế chung của cả nước:

+ Tổng GDP của vùng chiếm 35,1% so với cả nước.

+ GDP trong công nghiệp – xây dựng chiếm 56,6% so với cả nước.

+ Giá trị xuất  khẩu chiếm 60,3% so với cả nước.

- Sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.

- Đây là vùng trọng điểm thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

- Là vùng thu hút mạnh sẽ lao động cả nước, sự phát triển kinh tế của vùng sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động của vùng cũng như nước ta nói chung, nâng cao đời sống người dân.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ:

A. Là trung tâm kinh tế phía Nam.

B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng.

C. Gần trung tâm các nước Đông Nam Á.

D. Nền nông nghiệp tiên tiến nhất.

Đáp án: D.

Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh là nhờ Đông Nam Bộ là trung tâm kinh tế phía Nam, gần nhiều vùng giàu tiềm năng như Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long và gần như là trung tâm các nước Đông Nam Á.

Câu 2: Các thành phố tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

B. TP. Hồ Chí Minh, Thủ dầu Một, Vùng Tàu.

C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.

D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.

Đáp án: A.

Các thành phố tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa và Vũng Tàu.

Câu 3: Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Đông Nam Bộ là:

A. Tây Ninh

B. Đồng Nai

C. Bình Dương

D. Long An

Đáp án: D.

Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Đông Nam Bộ là TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 4: Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là:

A. Đồng Nai

B. Bình Phước

C. Long An

D. Bình Dương

Đáp án: C.

Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Đông Nam Bộ là TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn có tỉnh Long An (vùng Đồng bằng sông Cửu Long).

Câu 5: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có bao nhiêu tỉnh, thành phố?

A. 6      

B. 7

C. 8      

D. 9

Đáp án: B.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 7 tỉnh, thành phố. Đó là: TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An.

Câu 6: Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM SO VỚI CẢ NƯỚC. NĂM 2002 (CẢ NƯỚC = 100%)

Giá trị xuất khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước là:

A. Dưới 40%

B. 40 - 50%

C. 50 - 60%

D. Trên 60%

Đáp án: D.

Giá trị xuất khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước là trên 60% (Năm 2002 là 60,3%).

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Các trung tâm kinh tế và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam môn Địa Lý 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?